Công chức có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

bởi MinhThu

Nghĩa vụ quân sự nghĩa vụ bắt buộc mà một cá nhân hay một nhóm người thực hiện trong quân đội hoặc lực lượng dân quân, cho dù họ đang làm một công việc khác trong xã hội. Nó được xem là trách nhiệm của công dân mà đặc biệt là công dân nam khi có đủ điều kiện tham gia. Tuy nhiên, vậy có phải tất cả mọi người đều có trách nhiệm, công chức liệu có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015

NỘI DUNG:

1. Các điều kiện, đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự

Về độ tuổi gọi nhập ngũ Căn cứ vào Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”.

Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

Điều 9 Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này. 

2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “điểm”; ở cột “lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó;
ở cột “ký”, bác sĩ khám phải ký và ghi rõ họ tên.

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn).

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận.

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe đư­ợc đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng khám; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đư­ợc đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.”

 Một số điểm cần chú ý:

  • Khi đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở điểm lớn nhất thì cũng phải viết chữ “T” vào phân loại sức khỏe.
  • Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn.
  • Nếu vẫn chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám với tính chất là ngoại chẩn. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết.
  • Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.”

Như vậy khi đủ tuối và đủ sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự thì công đân phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Trừ những trường hợp được miễn. Và nếu trốn nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật

2. Công chức có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

Như ở trên chúng tôi đã chia sẻ về những đối tượng phải tham gia nghĩa vụ quân sự , dưới đây sẽ là những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bên cạnh các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì:

“Điều 41:  Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

… “

Như vậy trong các công dân được miễn nhập ngũ thì có trường hợp “Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên”. Qua đó thì có thể thấy rằng công chức được xét miễn nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, phải thỏa mãi điều kiện “được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên”. Do đó công chức vẫn có thể phải tham gia nghĩa vụ quân sự như những công dân khác.

Hy vọng bài viết sẽ hưu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm