Thủ tục đăng ký khai sinh liên quan đến việc sống chung như vợ chồng của một bộ phận nam nữ hiện nay. Sống chung như vợ chồng là quan hệ không được xác lập theo thủ tục và trình tự pháp lý nhất định; nhưng lại thực sự xảy ra và tồn tại trên thực tế. Họ liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên cở sở tự nguyện nhưng không thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng; họ coi nhau là vợ chồng; thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, gia đình và xã hội. Nếu có con thì việc đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua câu hỏi cụ thể của bạn Lê Thị H như sau:
“Thưa Luật sư, tôi và anh B đăng ký kết hôn. Sau đó, anh B đi tù nhưng chưa ly hôn. Năm 2019, tôi quen anh K và sống chung như vợ chồng, sinh được 01 cháu. Vậy cho hỏi tôi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con giữa tôi và anh K thì tên cha trong giấy khai sinh được xác định như thế nào?“
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Khái niệm
Sống chung như vợ chồng
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 định nghĩa:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.
Giấy khai sinh
Tại Khoản 6 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định thì; giấy khai sinh được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Nội dung giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha; hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Nội dung đăng ký khai sinh
Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Đăng ký khai sinh bao lâu sau khi sinh con
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà; hoặc người thân thích khác; hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Giải quyết tình huống
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình quy định rõ về vấn đề này.
Trong trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch cần hướng dẫn công dân liên hệ Toà án để được xem xét giải quyết việc xác định cha; mẹ; con. Sau khi có Quyết định của Tòa án về xác định cha; mẹ; con cơ quan đăng ký hộ tịch mới giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh theo yêu cầu của chị Lê Thị H.
Thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn
Trường hợp đăng ký khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn là trường hợp đặc biệt; phổ biến hiện nay. Phần lớn những khách hàng tìm đến Luật sư X sử dụng dịch vụ này vì không có thời gian thực hiện cũng như e ngại về thủ tục;bảo mật thông tin. Đối với thủ tục đăng ký khi chưa đăng ký kết hôn, khách hàng có thể lựa chọn hai cách thức sau để làm việc:
- Đăng ký khai sinh muộn sau khi hai bố mẹ đăng ký kết hôn;
- Hoặc xin xác nhận độc thân của người mẹ để đứng một người trong giấy khai sinh.
Dịch vụ đăng ký giấy khai sinh
Luật sư X cung cấp dịch vụ đăng ký khai sinh đa dạng, CAM KẾT GIẤY TỜ HỢP PHÁP do UBND có thẩm quyền cấp, bao gồm:
- thay mặt kê khai hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh;
- khai sinh cho con khi mẹ đơn thân;
- khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn;
- khai sinh cho con ngoài giá thú;
- khai sinh khai sinh nơi tạm trú;
- khai sinh tại Hà Nội;
Cam kết của Luật sư X:
- Đăng ký nhanh chóng nhất;
- Giấy tờ hợp pháp nhất;
- Bảo mật thông tin (kể cả khi không sử dụng dịch vụ);
- Thuận tiện và linh hoạt trong giao dịch;
- Bàn giao, tư vấn theo quy định của pháp luật.
Hãy liên hệ ngay khi có nhu cầu: 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm:
Cha, mẹ trong tù, đăng ký khai sinh cho con thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Từ quy định của pháp luật, những chủ thể có quyền và trách nhiệm đăng ký khai sinh có thể là bố mẹ, ông/ bà/người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Như vậy, có thể trả lời thắc mắc trên là pháp luật hoàn toàn cho phép ông bà có thể đăng ký khai sinh thay.
Câu trả lời là có. Nên tránh trường hợp khai sinh muộn, quá thời gian 60 ngày theo quy định có thể bị xử phạt.
Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định cụ thể Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
Tùy thuộc vào mỗi hành vi mà mức phạt sẽ khác nhau. Các giấy tờ, tài liệu sai lệch sẽ phải bị hủy bỏ và không còn giá trị sử dụng.
Câu trả lời là có. Các trường hợp quy định tại Điều 28 BLDS 2015 về quyền đổi tên và Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc thay đổi họ, chữ đệm, tên.