Đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật 2023?

bởi Ngọc Gấm
Đăng ký vốn điều lệ "ảo" có vi phạm pháp luật?

Chào Luật sư, theo như tôi được biết hiện nay có một chủ doanh nghiệp đăng ký thanh lập doanh nghiệp của mình với mức vốn điều lệ lên đến 500.000 tỷ đồng tuy nhiên tìm lực tài chính của doanh nghiệp đó không đến thế. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vì muốn kêu gọi thật nhiều nhà đầu tư đã cố tình nâng con số vốn điều lệ khi đăng ký thành lập daonh nghiệp lên con số gấp mất chục lần tiềm lực doanh nghiệp có được. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ bs 2021 như sau:

– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Có đăng ký vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ bs 2021 quy định về nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp như sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

– Thông tin đăng ký thuế;

– Số lượng lao động dự kiến;

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Vốn điều lệ công ty có được thể hiện trên giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ bs 2021 quy định về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Đăng ký vốn điều lệ "ảo" có vi phạm pháp luật?
Đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật?

Đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn

Thẩm quyền xử phạt hành vi đăng ký vốn điều lệ “ảo” tại Việt Nam

Theo quy định tại Chương VI Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư;

– Ủy ban nhân dân các cấp;

– Cơ quan Thuế;

– Cơ quan Quản lý thị trường

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Đăng ký vốn điều lệ “ảo” có vi phạm pháp luật?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục ly hôn có người vắng mặt. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu xử phạt hành vi đăng ký vốn điều lệ ảo?

– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
– Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính đăng ký vốn điều lệ ảo?

– Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này.
– Công chức thuộc ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.
– Công chức thuộc cơ quan thanh tra Kế hoạch và Đầu tư được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành độc lập hoặc theo đoàn thanh tra.
– Công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về: đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)), đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, quy hoạch.

Xác định thẩm quyền xử phạt hành chính đăng ký vốn điều lệ ảo?

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền tổ chức.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm