Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ có một cá nhân làm chủ và cá nhân này không đủ năng lực điều hành công ty, liệu doanh nghiệp tư nhân được thuê giám đốc hay không? Các loại hình khác thì có, đối với doanh nghiệp tư nhân thì thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. Đây là đặc điểm để dễ phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ khác.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập nên không đủ điều kiện để được công nhận là pháp nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn đầu tư đã đăng ký; mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình không đầu tư vào doanh nghiệp trong trường hợp số vốn đầu tư đã đăng ký không đủ để thanh toán các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào ra thị trường.
Doanh nghiệp tư nhân được thuê giám đốc hay không?
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề của công ty mà không có ai ngăn cản hay hạn chế. Đây là một trong những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này. Bởi nếu là các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…;thì việc đi đến quyết định công ty là cả một quá trình khá dài; và phức tạp thông qua các phiếu tán thành, các cuộc họp….
Doanh nghiệp tư nhân được thuê giám đốc
Theo quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp này thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, việc tự làm chủ; tự thành lập doanh nghiệp tư nhân; và vận hành đôi khi sẽ có những khó khăn về rùi ro nhất định. Lúc này, chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền thuê giám đốc về thực hiện việc kinh doanh của mình.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng như dịch vụ trích lục khai sinh; dịch vụ xác định tình trạng hôn nhân; dịch vụ thành lập công ty…
Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật Sư X. Hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân bằng 02 cách sau:
Cách 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh.
Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật Doanh nghiệp; thì bạn nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn nhanh chóng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân; nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Bận cần đóng những loại phí như: lệ phí đăng ký doanh nghiệp; phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; chi phí khắc dấu doanh nghiệp; phí mua chữ ký số; phí mở tài khoản và duy trì tài khoản ngân hàng; lệ phí môn bài; phí phát hành hóa đơn điện tử; chi phí thiết kế, in ấn biển hiệu doanh nghiệp; phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp; phí dịch vụ kê khai thuế lần đầu…