Đa phần mọi người đều nghĩ rằng doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yếu là kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại loại hình doanh nghiệp với mục đích hướng tới cộng đồng, đó chính là Doanh nghiệp xã hội mà Luật sư X mong muốn giới thiệu đến bạn đọc. Vậy Doanh nghiệp xã hội là gì? Tiêu chí nào để đánh giá một Doanh nghiệp xã hội?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chương trình Shark Tank ở tập phát sóng mới nhất có một dự án được mang tên là Revival waste; hay còn gọi là Doanh nghiệp xã hội Revival Waste. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn cao đẹp thì về mặt pháp lý thì cụm từ “Doanh nghiệp xã hội” mang đến cho chúng ta nhiều tâm tư. Vậy Doanh nghiệp xã hội là gì? Nó khác gì với những doanh nghiệp thông thường thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là gì ?
Đúng như cái tên của nó thì doanh nghiệp xã hội được thành lập, duy trì hoạt động với mục đích xung quanh từ “xã hội” – một từ khóa khá nhân văn và có ý nghĩa đối với cộng đồng nói chung và doanh nghiệp ở Việt Nam hiện tại. Ở thời điểm hiện nay, khi sự cạnh tranh và lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì nhiều doanh nghiệp; công ty đã dần quên đi một trong những mục đích về xã hội.
Sự công nhận một loại công ty mới: “doanh nghiệp xã hội” vừa là sự nhắc nhở; vừa là để cộng đồng có cái nhìn khác về sự hoạt động của những doanh nghiệp. Vậy “doanh nghiệp xã hội” là doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận sao? Không, về lý thuyết để được coi là một doanh nghiệp thì cần có đủ đặc tính: “có tổ chức; quy mô hoạt động nhất định và nhằm hoạt động kinh doanh, sinh lời”. Không đáp ứng đủ 1 hoặc cả 2 yếu tố thì không được coi là doanh nghiệp.
Ta có thể hiểu rằng Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với mục đích vì sự phát triển của cộng đồng; của xã hội và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội; lợi ích cộng đồng.
Tiêu chí của Doanh nghiệp xã hội
Vì tính chất hoạt động kinh doanh mang tính chất đặc thù; pháp luật đã xây dựng các bộ tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo việc hoạt động của các doanh nghiêp xã hội đi theo đúng với mục đích xã hội; lợi ích cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Tiêu chí doanh nghiệp xã hội:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký
Như vậy, Doanh nghiệp xã hội sẽ phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội; môi trường và những điều kiện trên phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Điều này đã làm rõ hơn mục đích tốt đẹp của Doanh nghiệp xã hội mà người thành lập doanh nghiệp; cũng như các “Nhà làm Luật” hướng đến. Chính vì mục tiêu đó mà Luật Doanh nghiệp cho phép Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra nguồn vốn để đóng góp cho mục tiêu xã hội; lợi ích cộng đồng.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp xã hội sẽ phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội; môi trường và những điều kiện trên phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý; và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội; môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội; môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư