Đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm

bởi TranQuynhTrang
Đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm

Ngày nay, vấn đề tiền lương là vấn đề được người lao động quan tâm nhất để lựa chọn ngành nghề của mình. Ngoài tiền lương dựa trên mức lương cơ sở thì Nhà nước còn quy định người lao động được hưởng thêm các khoản phụ cấp và tiền thưởng khác trong một số trường hợp nhất định. Vậy những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm là những ai? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm

Thu nhập tăng thêm là khoản thu nhập từ lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Tiền trả cho thu nhập tăng thêm được tính vào khoản chi thuộc Quỹ bổ sung thu nhập nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm. Quỹ bổ sung thu nhập cũng nhằm bảo đảm bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm tiếp theo nếu nguồn thu năm đó bị giảm, đây là một vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm là những ai? Luật sư X mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo

Những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm

Không thuộc các trường hợp quy định dưới đây là những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm

Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp công là đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước) cụ thể như sau:

+ Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức quy định về viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

+ Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định về công chức và cán bộ như sau:

– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

–  Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

Theo các quy định trên, cơ cấu số lượng người làm việc tại các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay như sau:

– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm có: Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức và người lao động theo hợp đồng.

– Cơ quan Nhà nước sẽ gồm: Cán bộ (được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, nếu có), công chức và người lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Những người làm việc theo hợp đồng tạm tuyển, hợp đồng khoán, hợp đồng có thời hạn…thì không thuộc đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm. Các công việc liên quan đến loại hợp đồng này thường là kế toán, lao công, bảo vệ, hoặc y tế,…họ thường làm việc theo thời vụ.

Cách xác định thu nhập tăng thêm

Mức chi trả thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào Quỹ bổ sung thu nhập của tổ chức, đồng thời việc xác định Quỹ bổ sung thu nhập cũng phụ thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công(đơn vị sự nghiệp công là đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước) hay đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác(đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước).

Mức độ cụ thể lập Quỹ bổ sung thu nhập theo từng loại đơn vị sự nghiệp công như sau:

  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không bị khống chế, có nghĩa là đơn vị được phép tự quyết định mức trích mà pháp luật không giới hạn tối đa.
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 03 lần so với quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định.
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định

Mức độ cụ thể lập Quỹ bổ sung thu nhập theo từng loại đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác như sau:

  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 03 lần so với quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định.
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 02 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp khác do nhà nước quy định
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được phép trích lập Quỹ bổ sung thu nhập với mức trích không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định

Mức trích cụ thể của các quỹ được thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải được công khai trong đơn vị để toàn thể người lao động được biết.

Để xác định được khoản chi trả thu nhập tăng thêm cần phải dựa vào nguồn Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong một năm. Công thức để xác định Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động như sau:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm”. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo độc quyền… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Các mức xử phạt hành chính đối với tội trốn thuế là gì?

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận. Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra. Cụ thể:
– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên
– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ
– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ
– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm