Khi nào khởi tố vụ án là câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm của quý độc giả. Khởi tố vụ án khác với khởi tố bị can, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng hai khái niệm này là một và đồng nhất với nhau. Vì vậy trong nội dung bài viết hôm nay Luật sư X sẽ tư vấn chi tiết thế nào là khởi tố vụ án hình sự và quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên. Trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện. Đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án liên quan đến hành vi đó.
Từ khái niệm trên đây chúng ta có thể nhận thấy, bản chất pháp lý của giai đoạn này là ở chỗ: Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội. Và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố; hoặc không khởi tố vụ án có liên quan đến hành vi đó.
Quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự
Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
- Tố giác tội phạm của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.
Khởi tối vụ án theo yêu cầu của người bị hại
Về nguyên tắc. Quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có các dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên có những trường hợp vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại.
Theo đó, nhóm các tội phạm chỉ có thể được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là những tội như: cố ý gây thương tích; hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác (điều 134); cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135); tội hiếp dâm (điều 141); tội cưỡng dâm (điều 143)…Đây là các tội phạm mà việc khởi tố vụ án sẽ có thể có những ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý. Cũng như danh dự, nhân phẩm và những lợi ích của người bị hại. Nên việc khởi tố chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại.
Như vậy khởi tố được hiểu là bắt đầu quá trình tố tụng. Là bước đầu tiên trong quá trình tố tụng. Quyết định khởi tố là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Theo những trình tự thủ tục luật định. Để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Chính bởi tính chất quan trọng như vậy. Căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải thật chặt chẽ, xác đáng. Để tránh lãng phí thời gian và công sức của các bên có liên quan.
Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Từ những phân tích trên có thể thấy. Khởi tố vụ án là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với cả quá trình tố tụng hình sự.
Thứ nhất. Là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện; điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội. Đồng thời còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Tránh bỏ lọt tội phạm;
Thứ hai. Góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp; ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố vụ án một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng. Do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo sau;
Thứ ba. Là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế; bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can; và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra. Cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Khởi tố vụ án hình sự là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
– Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
– Nội dung của văn bản tố tụng;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp luật định.
– Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án.
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố; hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án. Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Khi người bị hại có yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự. Sẽ sử dụng đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để được xem xét giải quyết.