Góp vốn là việc cá nhân/tổ chức thực hiện góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi muốn tham gia làm thành viên của doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng vậy, việc thực hiện góp vốn khi thành lập tạo thành vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, nếu thành viên công ty không thực hiện góp vốn vào không đủ vốn điều lệ như đăng ký ban đầu thì sao? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
-
Luật doanh nghiệp năm 2014
-
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Công ty TNHH không góp đủ vốn điều lệ
Định nghĩa về vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chính là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Nghĩa là, khi chuẩn bị thực hiện việc đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên ở trên, thì các thành viên có sự cam kết về phần vốn góp của mình vào công ty. Đây cũng là căn cứ để xác định tỷ lệ về quyền cũng như nghĩa vụ của thành viên công ty.
Cụ thể được quy định tại Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp, thành viên đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp về số vốn phải góp vốn phần vốn góp cho công ty phải thanh toán đủ và đúng loại tài sản đó.
Và trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Đối với trường hợp phát sinh khi thành viên của công ty có sự thay đổi về loại tài sản góp vốn cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu, thì thành viên đó chỉ được thực hiện khi được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
2. Nếu góp không đủ thì làm thế nào?
Quy định là như vậy, nhưng nếu thành viên công ty không thực hiện góp vốn như đủ cam kết do lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó, thì phải làm thế nào?
Điều này cũng đã được pháp luật dự liệu. Cụ thể, nếu thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì lúc này công ty có nghĩa vụ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Việc chỉ góp 1 phần vốn góp như đã cam kết dẫn đến hệ quả thành viên đó phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh. Nghĩa vụ này chỉ được đặt ra trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Hết thời hạn này, thành viên đó không còn chịu trách nhiệm với nghĩa vụ của công ty nữa.
3. Mức xử phạt.
Việc không thực hiện đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh có sự thay đổi về vốn điều lệ qua việc thành viên công ty không góp đủ vốn điều lệ là hành vi vi phạm pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải chịu mức xử phạt theo quy định của pháp luật.Cụ thể tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Như vậy, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký.
Như vậy, mức xử phạt được đặt ra cho hành vi công ty không thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ khi thanh viên của mình không góp đủ vốn.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102