Xã hội phát triển, hàng hóa đa dạng xuất hiện, nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải mức thu nhập nào cũng có thể đáp ứng hết nhu cầu mua sắm của con người. Ngành dịch vụ kinh doanh cầm đồ ra đời với mong muốn đáp ứng sự vay mượn của khách hàng. Tuy nhiên một số nơi không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật mà mở một cách tràn lan trái phép. Vậy kinh doanh cầm đồ không phép phạt bao nhiêu?
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật đầu tư 2014
- Nghị định 124/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Cầm đồ là gì? Thế nào là kinh doanh cầm đồ?
Cầm đồ là kiểu kinh doanh dịch vụ với hình thức cho người khác vay tiền, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền nhưng bù lại họ phải giao các tài sản của họ hoặc sử dụng các loại giấy tờ có giá để thế chấp.
Theo đó, kinh doanh cầm đồ là việc sử dụng hình thức cho khách hàng vay, đồng thời thỏa thuận lãi suất và thời hạn trả nợ của người vay với chủ tiệm cầm đồ. Nếu khách hàng không có đủ điều kiện trả nợ hoặc lãi đúng hạn thì chủ tiệm cầm đồ sẽ quyết định xử lý phần tài sản hoặc giấy tờ có giá cho đến khi thu hồi cả tiền cho vay lẫn lãi con.
2. Kinh doanh cầm đồ không phép phạt bao nhiêu?
Căn cứ luật đầu tư 2014, phụ lục 4 về danh mục các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Không phép ở đây là không có giấy phép đăng ký kinh doanh, theo đó mức phạt đối với ngành nghề dịch vụ cầm đồ sẽ bị phạt gấp đôi.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tùy theo mô hình mà có thể lên đến 10.000.000 đồng cho ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ khi không có giấy đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
- Phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, còn có các mức phạt khác liên quan đối với dịch vụ cầm đồ về giấy đăng ký kinh doanh có thể lên đến 20.000.000 đồng, cụ thể như sau:
- Phạt tiền lên đến 4.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trên đây là mức xử phạt hành chính đối với việc kinh doanh cầm đồ không phép.
Mong bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký kinh doanh cầm đồ tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102