Nhiều lần bạn cần sản phẩm có mã vạch 501 trên tay mà bạn lại không biết nguồn gốc xuất xứ của loại hàng hóa này. Bài viết dưới đây Luật sư X chúng tôi sẽ giúp cho bạn biết được nguồn gốc mã vạch 501 của nước nào. Hi vọng bài viết mang lại nhiều lợi ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Mã vạch 501 của nước nào?
Mã vạch là những khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số, hiển thị các thông tin về sản phẩm, mã vạch có thể đọc được bời các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Ý tưởng về mã vạch do Norman Josepj Woodland và Bernard Silver – hai sinh viên trường tổng hợp Drexel phát triển xuất phát từ nhu cầu tự động kiểm tra toàn bộ quy trình của chủ tịch một công ty buôn bán đồ ăn. Ý tưởng đầu tiên là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Tuy nhiên sau đó đã chuyển sang sử dụng dạng điểm đen của mã vạch với các đường tròn đồng tâm.
Mã vạch chứa đựng các nội dung sau: nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra,…
Từ định nghĩa về mã vạch, ta thấy mã vạch có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Theo dõi phần tiếp theo của bài viết mã vạch 501 là của nước nào để hiểu rõ hơn ý nghĩa của mã vạch.
Mã vạch 501 là của nước nào?
Tại Việt Nam, người tiêu dùng có thể bắt gặp các sản phẩm có mã vạch 501 khá thường xuyên. Mã vạch 501 chính là mã vạch của Anh Quốc. Nước Anh có hệ thống mã vạch tương đối đa dạng từ 500 – 509.
Nhiều người luôn mong muốn và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước Anh do chất lượng và tính ưu việt mà chúng mang lại. Nếu bạn đọc đang tìm kiếm các sản phẩm đến từ Anh Quốc, bạn đọc hãy thật thông thái để lựa chọn đúng sản phẩm có xuất xứ từ đất nước này nhé.
Cách đọc mã vạch
Tại Việt Nam, hàng loạt các ứng dụng quét mã vạch đã được xây dựng và phát triển. Bạn đọc cần trang bị một chiếc điện thoại thông minh cùng với vài thao tác đơn giản có thể truy xuất đầy đủ các thông tin về sản phẩm thông qua mã vạch. Tuy nhiên, biết cách đọc mã vạch là một kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ người tiêu dùng nào. Hãy theo dõi tiếp nội dung của bài viết Mã vạch 501 của nước nào để biết cách đọc mã vạch nhé.
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các hàng hóa trên thị trường đều áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tố chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International. Loại mã vạch này gồm 13 con số, chia làm 4 nhóm:
Nhóm thứ nhất: từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ);
Nhóm thứ hai: Bốn chữ số tiếp theo là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm thứ ba: Năm chữ số tiếp theo là mã số về hàng hóa.
Nhóm thứ tư: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Chẳng hạn, mã vạch trên sản phẩm kem chống nắng của Vaseline đọc như sau:
Mã vạch trên thể hiện các thông tin sau:
– Nhóm 1: 885 cho biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan
– Nhóm 2: 1932 cho biết doanh nghiệp sản xuất
– Nhóm 3: 3888115 là mã số về hàng hóa, chỉ ra đặc điểm tiêu dùng của hàng hóa
– Nhóm 4: 5 số kiểm tra để kiểm định tính đúng đắn của việc đọc dò các sọc bởi thiết bị scaner.
Mã vạch có bao nhiêu số?
Hiện nay, mã vạch được sử dụng phổ biến dưới dạng mã vạch 1D và 2D. Tuy nhiên, mã vạch 1D được dùng trên hầu hết các bao bì sản phẩm với 2 phần thông tin:
– Các chữ số: Được dùng để con người nhận diện;
– Ký hiệu: Là các vạch sọc đen trắng dùng để các loại máy chuyên biệt nhận diện.
Dưới đây là một số mã vạch thường được sử dụng:
– Mã UPC: được sử dụng để dán và check hàng tiêu dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ CC. Chúng được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada, Úc, Anh,… trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
Mã UPC gồm 2 loại biến thể:
+ Mã UPC-A: Mã hóa 12 chữ số
+ UPC-E: Mã hóa bao gồm 6 chữ só
– Mã EAN: là loại mã vạch được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng,.. dùng chủ yếu tại các nước Châu Âu, gồm 2 biến thể:
+ EAN-8: Mã hóa 8 chữ số
+ EAN-13: Mã hóa 13 chữ số
Đăng ký mã vạch ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Hồ sơ đăng ký mã vạch
Để đăng ký mã vạch cho hàng hóa, quý khách cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, như sau:
- Bản đăng ký sử dụng mã vạch.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại (Bản sao) hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Bản sao).
- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Phiếu đăng ký thông tin cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
Trình tự đăng ký mã vạch
Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, quý khách cần thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa cần đăng ký mã vạch.
- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký mã vạch
- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch tại cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch (nếu hồ sơ hợp lệ; nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ thông báo cho doanh nghiệp chỉnh sửa lại).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Đăng ký mã vạch ở Việt Nam hiện nay như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách đăng ký bảo hộ logo công ty tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách dò mã số thuế cá nhân, cách tra cứu thông tin quy hoạch hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có thể thấy rằng, mã vạch chính là mã định danh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giúp ta phân biệt nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần đó là mã số của hàng hóa để con người nhận diện và phần mã vạch dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.
Địa chỉ nộp hồ sơ tại cơ quan duy nhất tiếp nhận, xử lý, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Có thể đến trực tiếp địa chỉ của TCĐLCL hoặc gửi qua đường bưu điện.