Doanh nghiệp khi muốn tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bài viết sau Luật Sư X sẽ cung cấp một số bước thực hiện thủ tục trên và mẫu công văn xin tạm ngừng kinh doanh mới nhất để quý bạn đọc được nắm rõ.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước thủ tục theo hướng dẫn, cụ thể như sau:
Bước 1
Doanh nghiệp chuẩn bị thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian nộp thông báo chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh theo đúng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần), ký tên, đóng dấu đầu đủ hồ sơ.
Bước 3
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các giấy xác nhận khác theo quy định tương ứng.
Bước 4
Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan thuế mà chỉ cần nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thôi. Tuy nhiên, sau khi hồ sơ tạm ngừng kinh doanh được phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ nộp các khoản thuế còn nợ, nộp đủ tờ khai thuế của tháng; hoặc quý trước khi tạm ngừng kinh doanh và phải nộp các tờ khai. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính; thuyết minh báo cáo tài chính của năm mà doanh nghiệp còn hoạt động.
Doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục xin tạm ngừng kinh doanh như trên thì mới có thể được tạm ngừng kinh doanh.
Mẫu công văn xin tạm ngừng kinh doanh
Như đã đề cập, thủ tục tạm ngừng kinh doanh bắt đầu bằng việc doanh nghiệp chuẩn bị thông báo tạm ngừng kinh doanh. Gửi đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu công văn xin tạm ngừng kinh doanh được quy định như sau:
TÊN DOANH NGHIỆP ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ………….. |
……, ngày…… tháng…… năm …… |
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanhKính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……………Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………………………Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………….Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): .1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:a) Đối với doanh nghiệp:Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày….tháng….năm…… cho đến ngày….tháng….năm……Lý do tạm ngừng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:Đăng ký tạm ngừng hoạt động từ ngày … tháng … năm … cho đến ngày … tháng … năm … đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) ……………………………….Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ………………………………….Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): ………….Lý do tạm ngừng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):Tên chi nhánh: ………………………………………………………………………………………………………………..Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………………………………………………………………………….Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ……………………………………………………………………………………………………………………………………Do Phòng Đăng ký kinh doanh: ………………………………………………………………………………………….cấp ngày: ………………. /………… /……………..2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo:a) Đối với doanh nghiệp:Đăng ký tiếp tục kinh doanh từ ngày….tháng….năm……b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:Đăng ký tiếp tục hoạt động từ ngày….tháng….năm…… đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) ……………………………….Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ………………………………….Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): ………….Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):Tên chi nhánh: ………………………………………………………………………………………………………………..Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………………………………………………………………………….Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ……………………………………………………………………………………………………………………………………Do Phòng Đăng ký kinh doanh: ………………………………………………………………………………………….cấp ngày: ………………. /………… /……………..Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.
Các giấy tờ gửi kèm: -…………………….. |
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH (Ký, ghi họ tên) |
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu công văn xin tạm ngừng kinh doanh. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp đang trong thời gian đăng ký tạm ngừng hoạt động có thể đăng ký tiếp tục hoạt động trở lại trước thời hạn nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động trở lại.
Doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngừng kinh doanh song song với hoàn thiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp không bị khóa mã số thuế. Nhiều người nghĩ rằng tạm ngừng kinh doanh sẽ tạm ngừng mọi nghĩa vụ khác nhưng không phải. Nếu nợ thuế, quên nộp môn bài, quên nộp báo cáo thì để càng lâu mức phạt càng năng không xét việc tạm ngừng kinh doanh hay không.
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Do vậy nếu đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp có thể tiếp tục gia hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh (nộp tờ khai thuế, môn bài…) và không giới hạn số lần gia hạn.