Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính hay không?

bởi ThuHa

Là một chủ thể trong môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp được pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ nhất định. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và không trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục làm ảnh hưởng tới những chủ thể khác. Một trong những quyền của doanh nghiệp đó là quyền được tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì sẽ phải đảm bảo những nghĩa vụ về thuế, phí đối với cơ quan nhà nước. Vậy Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính hay không? Cùng Luật Sư X tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Báo cáo tài chính khi tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật kế toán 2015. Khái niệm báo cáo tài chính được định nghĩa như sau:

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày. Theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Trong kinh doanh, để đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian. Thường là một quý, một năm. Doanh nghiệp thường dưa trên các thông số như doanh thu, chi phí, dòng tiền,…. nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình của doanh nghiệp. Thông thường, việc này được thực hiện thông qua nghiệp vụ kế toán và trình bày dưới phương thức là một báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc lập báo cáo tài chính còn làm căn cứ để có doanh nghiệp làm căn cứ kê khai thuế đối với cơ quan thuế. Với vai trò như vậy, việc lập báo cáo tài chính là bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phải kê khai và nộp thuế.

Thậm chí, đối với những doanh nghiệp là công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán; và chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán. Việc công khai báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước; các cổ đông và dư luận biết là nghĩa vụ mỗi khi kết thúc năm kế toán. 

Việc lập và nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn theo quy định của pháp luật là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Điều đó không chỉ thể hiện sự nghiêm túc chấp hành; thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nó còn giúp cho doanh nghiệp tránh những hình thức xử phạt khi chậm trễ trong việc kê khai và nộp thuế.

Mối quan hệ giữ việc kê khai thuế và tạm ngừng kinh doanh phải nộp báo cáo tài chính

Pháp luật quy định việc doanh nghiệp được tự kê khai dựa trên tinh thần trung thực mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng. Dựa trên các nguồn thu nhập tính thuế và thuế suất theo quy định pháp luật. Do đó, trong quá trình kê khai thuế, doanh nghiệp sẽ dựa trên các thông số về vốn, doanh thu, chi phí,…. Theo trong báo cáo tài chính để làm căn cứ tính thuế. Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2015/NĐ-CP. Quy định về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp có quyết định về việc chia; tách, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; tạm ngưng, giải thể, chấm dứt hoạt động
  • Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này. Tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế.

Như vậy thấy rằng, báo cáo tài chính không những được sử dụng khi kê khai thuế. Mà còn là một văn bản được nộp kèm trong bộ hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính hay không?

Như đã nói ở trên, báo cáo tài chính có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế. Do đó, bất kể khi doanh nghiệp phải thực nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo tài chính sẽ được nộp kèm theo. Việc kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ đương nhiên của mỗi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật thì xảy ra những trường hợp sau:

Khi việc tạm ngừng kinh doanh diễn ra trọn năm tài chính (thường từ 1/1 tới 31/12)

Căn cứ theo Thông tư 302/2016/TT-BTC. Những đối tượng này sẽ được miễn những nghĩa vụ thuế, phí theo quy định pháp luật. Trong đó bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Do được miễn không phải nộp thuế nên doanh nghiệp cũng không phải thực hiện việc kê khai thuế. Đồng nghĩa với việc không phải nộp báo cáo tài chính.

Ví dụ: Ngày 15/12/2020, công ty A nộp hồ sơ xin xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh tới cơ quan có thẩm quyền. Thông báo về việc sẽ tạm ngưng hoạt động từ ngày 1/1/2021 tới ngày 31/12/2021. Như vậy trong trường hợp này, công ty A đã tạm ngừng kinh doanh trong trọn vẹn năm 2019. Do đó, công ty A sẽ không phải thực hiện việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc không phải nộp báo cáo tài chính năm 2021.

Khi việc tạm ngừng kinh doanh không diễn ra trọn năm tài chính

Thông thường, năm tài chính được xác định từ 1/1 tới 31/12. Do đó, nếu thời điểm tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là sau ngày 1/1 và trước ngày 31/12. Doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ đóng các loại thuế, phí theo quy định pháp luật. Lúc này, doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp; và hoàn thiện bộ hồ sơ kê khai nộp tới cơ quan thuế. Trong đó bao gồm cả báo cáo tài chính. Do vậy, dù đã tạm ngừng kinh doanh. Nhưng do vẫn phải kê khai thuế. Doanh nghiệp sẽ phải lập báo cáo tài chính để nộp kèm bộ hồ sơ kê khai thuế.

Ví dụ: Ngày 15/1/2020, công ty B nộp hồ sơ xin xác nhận tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày 1/2/2021 tới ngày 1/2/2021. Trong trường hợp này, dù đã tạm ngưng kinh doanh nhưng do thời điểm tạm ngưng kinh doanh ở giữa năm tài chính. Do đó không được xem là đã tạm ngưng trọn vẹn trong năm tài chính. Như vậy, công ty B sẽ phải chịu những nghĩa vụ thuế cho cả năm 2020 và 2021. Lúc này, việc hoàn thiện bộ hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp là việc bắt buộc doanh nghiệp phải làm. Đồng nghĩa với việc này đó là phải lập báo cáo tài chính.

Như vậy, sẽ căn cứ vào tùy từng trường hợp khác nhau. Có những mốc thời điểm tạm ngưng doanh nghiệp khác nhau. Để xác định việc doanh nghiệp có phải lập báo cáo tài chính hay không.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo tài chính hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa bao lâu?

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng; hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng; hoặc tiếp tục kinh doanh (nếu tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo). Theo đó, khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nêu rõ. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH hay không?

Nếu công ty không có thỏa thuận nào khác với người lao động, công ty vẫn phải đóng BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

Công ty đang nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh hay không?

Được. Nhưng trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty phải đảm bảo đóng đấy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định. Nếu để xảy ra việc nộp trễ tiền thuế, cơ quan thuế sẽ tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm