Xin chào Luật sư X. Tôi có một người bạn nước ngoài, sắp tới bạn tôi có dự định về Việt Nam để lập nghiệp? Luật sư cho tôi hỏi rằng người nước ngoài có thể đầu tư dưới những hình thức nào? Người không có quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn dã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Các hình thức người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Theo quy định tại Luật Đầu tư, có 04 hình thức đầu tư kinh tế cơ bản của nhà đầu tư bao gồm:
Thành lập tổ chức kinh tế;
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
– Đầu tư theo hợp đồng BCC;
– Thực hiện dự án đầu tư.
Khái niệm “tổ chức kinh tế” được quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020; theo đó, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động; theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp; thuộc trường hợp tổ chức kinh tế theo quy định trên.
Khái niệm tổ chức kinh tế này chỉ là cách gọi chung khi nhắc đến các chủ thể; tiến hành 01 trong 04 hình thức đầu tư nêu trên mà chưa thể hiện rằng doanh nghiệp tư nhân; do người nước ngoài thành lập là một tổ chức kinh tế thuộc trường hợp; đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Người không có quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp hay không?
Tại khoản 22 điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa; về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Do đó, không thể tồn tại trường hợp doanh nghiệp tư nhân; do người nước ngoài thành lập mà người thành lập lại là thành viên hoặc cổ đông; của doanh nghiệp đó được.
Như vậy, không thể có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; với loại hình doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài làm chủ.
Bên cạnh đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật doanh nghiệp; nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Do đó, người nước ngoài chưa thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Từ những cơ sở này có thể thấy rằng hiện nay người nước ngoài; không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thực hiện việc thành lập các doanh nghiệp khác; có tư cách pháp nhân như công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Quy trình người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam.
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án sau:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Sở Kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp lệ và Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty thực hiện khắc dấu pháp nhân và các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà nhà đầu tư muốn thành lập nhà đầu tư chuẩn bị các hồ sơ tương ứng. Tuy nhiên, về cơ bản cần có các tài liệu cơ bản sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của đại diện theo pháp luật công ty liên doanh;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật sư X;
Cơ quan tiếp nhận: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.
Thời gian xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
03 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Mang tiền mặt về Việt Nam có phải đóng thuế hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người không có quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo luật đầu tư 2020, Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt nam cần chuẩn bị các tài liệu sau: Hộ chiếu hợp pháp; xác nhận tài khoản ngân hàng tương ứng với vốn đầu tư tại Việt Nam; hồ sơ địa điểm để thực hiện dự án.
Theo quy định luật đầu tư 2020, luật doanh nghiệp 2020, thời gian người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam khoảng 20 – 25 ngày làm việc.
Pháp luật Việt Nam không quy định vốn đầu tư tối thiểu của người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị số vốn đầu tư phù hợp để hoạt động được dự án tại Việt Nam.