Mỗi hàng hóa, dịch vụ đều có một nhãn hiệu dùng để nhận biết khi mua hàng. Nhãn hiệu rất đa dạng, có nhiều cách để phân loại, có thể liệt kê như nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng.... Bài viết dưới đây, Luật sư X xin được giới thiệu nhãn hiệu tập thể. Mong nó hữu ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể bằng hình ảnh, chứ cái, kí hiệu. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác.
Ví dụ:
- Hãng thời trang nổi tiếng Gucci. Dấu hiệu nhận biết là hai chữ G lồng ghép vào nhau.
- Hãng thời trang nổi tiếng Louis Vuitton. Dấu hiệu là hai chữ L và V lồng ghép với nhau.
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức. Là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó…
Ví dụ: Điển hình là Xoài Cao Lãnh. Loại xoài chất lượng, được công nhận là đặc sản nổi tiếng của Đồng Tháp Mười; phần lớn dùng để xuất khẩu. Các thành viên khi đăng ký và được tổ chức, là chủ sở hữu nhãn hiệu Xoài Cao Lãnh đồng ý thì sẽ được dùng để quảng bá thương hiệu đó. Nhãn hiệu này còn dùng để phân biệt mặt hàng xoài của các tổ chức khác; hay thuộc khu vực khác.
Chủ sở hữu phải là tổ chức. Do vậy nó chỉ có thể được cấp cho tổ chức này và chỉ cá nhân, tổ chức nào là thành viên của tổ chức này mới được sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây là loại nhãn hiệu có tính đại diện. Do vậy nó phải được quản lý chặt chẽ thông qua Quy chế sử dụng nghiêm ngặt. Nhờ vậy mà sẽ giúp cho việc đăng ký bảo hộ này phát huy được vai trò to lớn của nó. Để cạnh tranh với những sản phẩm, dịch vụ. Được cung cấp bởi các doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn và tài chính dồi dào.
Quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tại sao phải đăng kí nhãn hiệu tập thể?
Đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ giúp các thành viên trong tổ chức đó sẽ sử dụng để đi tiếp thị các sản phẩm của mình một cách tối ưu. Chiếm lợi thế hơn khi mới bắt đầu tham gia kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Nhờ vào uy tín mà tổ chức, tập thể đó xây dựng trước đó.
Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể cũng tương tự như đối với các bảo hộ thông thường. Cụ thể chủ sở hữu nhãn hiệu này cũng có các quyền ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình. Cho phép người khác (thành viên) sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; hoặc khởi kiện tại tòa án đối với hành vi này.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cần những gì?
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Có thể bạn quan tâm:
- Quên nộp phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải làm gì?
- Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nhãn hiệu tập thể là gì theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.