Con dấu tròn công ty là gì? Pháp luật quy định như thế nào về con dấu đối với doanh nghiệp ? Hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây của luật sư X để biết được những thông tin cơ bản nhất về con dấu doanh nghiệp!
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Con dấu là gì?
Con dấu công ty là biểu tượng thường xuất hiện trên văn bản, giấy tờ của một công ty. Việc xuất hiện của con dấu thường được xét về tính “có hiệu lực” hay không của một văn bản. Quy định về con dấu của doanh nghiệp được pháp luật nêu rõ tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020:
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể rút ra được một số nội dung quy định về con dấu như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền quyết định số lượng, nội dung, hình thức con dấu:
Chủ doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung của con dấu. Trong đó những người có thẩm quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu trong từng loại hình doanh nghiệp được quy định như sau:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân
- Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh
- Hội đồng thành viên
- Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
- Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
Thứ hai, về mẫu con dấu doanh nghiệp
Tùy theo quyết định của Chủ doanh nghiệp, mà con dấu của doanh nghiệp đó sẽ được thể hiện dưới những hình dáng khác nhau. Có thể là hình tròn, hình vuông,hình chữ nhật….
Mời bạn đọc xem thêm: Không công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bị xử lý thế nào?
Thứ ba, về nội dung con dấu:
Trước đây, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp
Về trình tự thông báo mẫu dấu
Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định:
“Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu
Như vậy, sau khi hoàn thiện thủ tục đăng kí kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo mẫu dẫu để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo phải bao gồm Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Đồng nghĩa, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Câu hỏi thường gặp
Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc con dấu tròn công ty. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102