Tùy thuộc vào điều kiện về tài chính, nhân lực,…cũng như nhu cầu của mỗi người mà việc lựa chọn loại hình nào để thành lập doanh nghiệp; và vận hành nó cũng là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với doanh nghiệp tư nhân, loại hình này có những rủi ro gì khi lựa chọn. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bị hạn chế vốn và khả năng tiếp cận vốn
Nếu thành lập doanh nghiệp tư nhân thì loại hình này khác với tất cả các loại hình doanh nghiệp khác; doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân đứng ra thành lập, vận hành và làm chủ.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn của Doanh nghiệp tư nhân chỉ được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Như vậy, rõ ràng, nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có một nguồn đầu tư duy nhất chính là tài sản của chủ sở hữu. Với các loại hình khác, kênh thu hút vốn có thể là thêm thành viên; phát hành trái phiếu, cổ phần thì doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào….Nhưng với loại hình doanh nghiệp này thì; doanh nghiệp tư nhân chỉ được tăng vốn bằng việc chủ doanh nghiệp đầu tư thêm.
Do đó, dòng vốn đầu tư mở rộng ít khiến cho doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do thiếu vốn thậm chí hạn chế cả trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu và kinh tế toàn cầu.
Chủ doanh nghiệp tư nhân tự quản lý, tự chịu trách nhiệm
Toàn bộ quyết định giao dịch của doanh nghiệp đều thuộc quyền quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân. Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm lớn của Doanh nghiệp tư nhân. Bởi như vậy sẽ khiến việc giải quyết vấn đề xuất phát từ một ý chí cá nhân; toàn bộ các hoạt động nên nhiều khi sự phát triển mang tính tự phát; không có quy hoạch cụ thể; đôi lúc rủi ro giải quyết sẽ cao.
Hơn thế nữa, Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ. Bởi lẽ không có sự độc lập về tài sản; chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp. Có nghĩa là các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là nợ của chủ doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những đặc điểm khiến cho rủi ro doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân có tư cách pháp nhân khi đáp ứng được 4 điều kiện, bao gồm:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Bởi không đáp ứng được yêu cầu trên mà doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ thể hiện được sự độc lập về tài sản; khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cao hơn. Vì thế nên, việc không có tư cách pháp nhân là nhược điểm khá lớn của loại hình doanh nghiệp này. Khó tạo niềm tin trong giao dịch với khách hàng.
Trên đây là những “khó khăn” mà doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp phải khi lựa chọn loại hình này để phát triển công việc của mình.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập công ty; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thời gian được nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 03 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Tùy theo nhu cầu và nếu hộ kinh doanh đã hoạt động liên tục được 01 năm từ khi được cấp GCN; thì được chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân.
Câu trả lời là không. Chỉ khi từ đủ 18 tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không mắc các bệnh tâm thàn, làm chủ được hành vi, không thuộc trường hợp đang bị tạm giam, bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới được thành lập doanh nghiệp tư nhân.
– Tên doanh nghiệp: không bị trùng, không gây nhầm lần.
– Trụ sở phải hợp pháp, rõ ràng với 4 cấp hành chình.
– Ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật, không bị cấm
– Vốn: đối với ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì phải đảm bảo về vốn.
– Chủ doanh nghiệp: không vi phạm quy định của luật doanh nghiệp.