Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền mở chi nhánh. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty đó chính là mở rộng kinh doanh đồng thời phát triển thương hiệu của mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi nhánh công ty là gì? Những lưu ý khi đặt trụ sở chi nhánh công ty? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chi nhánh công ty là gì
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Qua khái niệm trên, ta rút ra được các đặc điểm của chi nhánh:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động với doanh nghiệp
- Chức năng hoạt động và hoạt động của Chi nhánh giống như một công ty thu nhỏ có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.
- Chi nhánh của công ty không có tư cách pháp nhân và chỉ thực hiện hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký cũng như quy định của Công ty mẹ.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty có các quyền
- Khắc con dấu
- Mở tài khoản ngân hàng
- Ký kết hợp đồng lao động
- Mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh
- Ký kết hợp đồng kinh tế (nếu có văn bản ủy quyền của công ty chủ quản)
- Xuất hóa đơn (nếu chi nhánh được công ty chủ quản đồng ý)
Nghĩa vụ của chi nhánh
- Thực hiện các chức năng của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh
- Hạch toán kế toán và kê khai thuế GTGT, TNDN,TNCN nếu chi nhánh hạch toán độc lập
- Chuyển số liệu, chứng cứ về cho công ty chủ quản để hạch toán nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Địa chỉ trụ sở chi nhánh
- Có thể thành lập ở trong nước và nước ngoài.
- Đối với trường hợp thành lập trong nước thì có thể thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Tương tự như trụ sở công ty; địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động sau thành lập chi nhánh, đặc biệt liên quan đến thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng của chi nhánh thì khi công ty thuê nhà, thuê văn phòng làm trụ sở của chi nhánh, công ty cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp:
- Hợp đồng thuê văn phòng,
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) của văn phòng cho thuê.
- Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu của bên cho thuê
Lưu ý: Đặt địa chỉ trụ sở chính của chi nhánhDoanh nghiệp cần khai rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố.Không được tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập công ty tại Việt Nam.
Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật Sư X.
Hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Có 02 cách nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH là:
– Nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh dự định hoạt động.
– Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh công ty là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn định thành lập chi nhánh.
Tạm ngừng kinh doanh chi nhánh mỗi lần tối đa 01 năm. Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh chi nhánh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).