Mời bạn bè, người thân đến nhà chơi và nghỉ lại là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng minh phải thông báo việc này đến cơ quan chức năng để quản lý. Việc này được gọi là thông báo lưu trú. Vậy thông báo lưu trú chính xác là gì? Nếu bị phạt không thông báo lưu trú thì sẽ mất bao nhiểu tiền? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiều các quy định về lưu trú quá bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lưu trú là gì?
Lưu trú hay còn gọi ở lại trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nằm ngoài địa điểm đã đăng ký tạm trú. Theo quy định tại Luật cư trú có quy định về lưu trú như sau:
“Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.”
Theo đó; ta có thể hiểu lưu trú là việc ở lại một địa địa điểm nhất định trong khoảng thời gian ngắn hạn; thường có đặc điểm sau:
- Địa điểm: Thường là nơi ở của người khác hoặc nơi ở đi thuê, mượn
- Thời gian: Rất ngắn, chỉ khoảng một vài ngày
- Mục đích: Thăm hỏi, du lịch, công việc,…
Nhiều người thường nhầm lẫn lưu trú và tạm trú. Tuy nhiên ta có thể phân biệt như sau:
- Đăng ký hộ khẩu: là khi sinh sống cố định tại một địa chỉ (ví dụ có hộ khẩu ở quê)
- Đăng ký tạm trú: Khi lớn lên đi học tại Hà Nội; Sài Gòn thì sẽ không còn sinh sống ở nơi được cho là cố định (trong sổ hộ khẩu) sẽ buộc phải đăng ký tạm trú tại địa phương chuyển đến sau 30 ngày kể từ ngày đến.
- Đăng ký lưu trú: Khi tạm trú một nơi nhưng có những đêm về khuya, sang nhà bạn ngủ lại thì sẽ phải đăng ký lưu trú
Như vậy; bất kì sự dịch chuyển về chỗ ở dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải đăng ký để cơ quan nhà nước nắm rõ về nơi ăn trốn ở. Rõ ràng thủ tục này dần trở nên lạc hậu và không nhiều người chấp hành.
Nghĩa vụ thông báo lưu trú
Như đã nói; bất kỳ sự dịch chuyển nào cũng cần đăng ký với cơ quan nhà nước. Do đó hãy xem chi tiết của nghĩa vụ này như thế nào:
Đối tượng phải thông báo:
- Mọi đối tượng đều phải thông báo lưu trú
- Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
Ví dụ:
- Khi sang nhà bạn bè chơi và ngủ lại thì mỗi lần sang thăm đó sẽ phải tiến hành đăng ký một lần
- Khi là bố mẹ, ông bà …. thì đến nhà con cháu chơi trong nhiều ngày liên tiếp thì chỉ cần đăng ký một lần (đó là sự khác biệt của người thân và người xa lạ)
Người có nghĩa vụ thực hiện thông báo:
- Đại diện gia đình; nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở;
- Bản thân người đến lưu trú nếu chủ gia đình, nhà ở tập thể không đăng ký thường trú tại nơi ở đó
Như vậy; thông thường chủ nhà sẽ là người phải đi thông báo. Khách chỉ phải đi thông báo nếu chủ nhà không có hộ khẩu tại ngôi nhà này
Giấy tờ cần chuẩn bị
Khi đến lưu trú, người lưu trú phải mang theo và xuất trình cho chủ nhà một trong các giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân;
- Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
Những trường hợp đặc biệt như người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của đó.
Hình thức thông báo lưu trú
Có thể thông báo theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Qua điện thoại;
- Qua mạng Internet, mạng máy tính
Công an xã, phường phải thông báo địa điểm, số điện thoại, địa chỉ mạng internet của nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân
Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.
Mức phạt khi không tiến hành thông báo lưu trú
Điểm b, khoản 1 điều 8 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
Như vậy, nếu không tiến hành thủ tục thông báo lưu trú thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 100.000 đồng-300.000 đồng. Mức phạt không lớn, nhưng hẳn cũng khá phiền toái khi bị phạt phải không nào?
Dù đã có nhiều cải cách; tạo thuận lợi cho việc thông báo nhưng nhìn chung thì nghĩa vụ này vẫn gây ra nhiều phiền toái cho người dân. Mong rằng trong tương lai pháp luật sẽ hoàn thiện hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho công dân cư trú và đi lại.
Mời bạn đọc xem thêm
- Thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội theo quy định của Luật cư trú 2020
- Thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú, xác nhận hộ khẩu
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thực hiện các quy định về lưu trú khi cá nhân di chuyển đến một địa điểm khác để thực hiện mục đích nhất định của mình, như thăm gặp người thân, thực hiện công việc, đi du lịch,… trong một thời gian; kế hoạch xác định rõ ngày đến, ngày đi thì cần thực hiện việc thông báo lưu trú theo quy định.
khi thông báo lưu trú cần một trong các loại giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân;
– Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế;
– Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp;
– Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;
Trường hợp cơ quan; người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.