Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Được coi như là bước đầu tiên; đánh dấu cho việc định hình hoạt động thương mại với chủ thể là pháp nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, do là loại hình doanh nghiệp đời đầu; nên có thể thấy việc tổ chức doanh nghiệp tư nhân khá đơn giản và cơ bản. Mang hơi hướng cá nhân và khó có khả năng huy động vốn. Bên cạnh đó; trong luật doanh nghiệp có quy định về việc chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân khác. Vậy tại sao lại quy định chủ DNTN không được làm chủ DNTN khác? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
Từ định nghĩa doanh nghiệp tư nhân; có thể suy ra một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Điều này được thể hiện rõ ràng qua định nghĩa của doanh nghiệp tư nhân. Do là mô hình doanh nghiệp đầu tiên nên doanh nghiệp tư nhân mang tính cá thể; chỉ do một người làm chủ sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân được thể hiện ở 4 điểm: được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự; có cơ cấu tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia pháp luật một cách độc lập.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Trong đó; trách nhiệm vô hạn được hiểu là chịu toàn bộ trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hàng bất kỳ loại chứng khoán nào. Hiện tại, có 02 loại được phát hành bởi các doanh nghiệp. Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, do chủ doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng với doanh nghiệp tư nhân; nên doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân
Về cơ bản, một doanh nghiệp tư nhân bao gồm chủ sở hữu; hay còn gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình trực tiếp quản lý doanh nghiệp tư nhân; hoặc thuê giám đốc điều hành quản lý doanh nghiệp tư nhân. Dưới chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có các phòng; ban trực thuộc do chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp quản lý.
Có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân thuộc toàn quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp tư nhân. Mọi quyết định trong doanh nghiệp tư nhân đều do chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định.
Quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân
Theo đó; có một số quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 202 bao gồm:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Tại sao lại quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác
Điều này xuất phát từ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp tư nhân. Trách nhiệm vô hạn sẽ được đặt ra với toàn bộ khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Hay nói cách khác; toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đều là tài sản phải chịu trách nhiệm nếu công ty có nợ. Vậy nếu chủ doanh nghiệp tư nhân này thành lập một doanh nghiệp tư nhân khác; thì vấn đề sẽ xảy ra ở đây là không xác định được tài san chịu trách nhiệm đối với từng doanh nghiệp tư nhân. Hoặc có sự chồng chéo trong việc xác định tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tại sao lại quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh, làm thành viên hợp danh công ty hợp danh khác
Điều này cũng bắt nguồn từ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp tư nhân. Tương tự như đối với doanh nghiệp tư nhân; chủ hộ kinh doanh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn với những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh. Vậy nên; nếu không xác định được tài sản chịu trách nhiệm đối với từng loại hình sẽ gây khó khăn trong việc xác định tài sản. Bên cạnh đó, tài sản của công ty hợp danh mang tính định danh khá cao. Vậy nên; thường các thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi chuyển nhượng sẽ cần sự đồng ý của những thành viên hợp danh còn này. Điều này khiến nguồn vốn khó khăn và giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân.
Tại sao lại quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Bắt nguồn từ việc chủ doanh nghiệp tư nhân không có tài sản tách biệt với tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng như toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đều là tài sản chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên; việc trả nợ bằng phần vốn góp không khiến chủ nợ đương nhiên trở thành thành viên của công ty đó. Mà cần phải có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Vậy nên, việc trở thành thành viên của các loại hình doanh nghiệp trên gây bất lợi cho việc huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân.
Chính vì vậy, nên có thể khẳng định lý do chung của việc quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân như vậy là vì 02 lý do chính:
Thứ nhất, vì trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp tư nhân hay chính chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm tài sản vô hạn. Việc này tạo nên sự bất lợi, chồng chéo trong việc xác định tài sản.
Thứ hai, vì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân khá ít. Vậy nên; cần phải có những quy định như vậy để tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân.
Có thể bạn quan tâm:
- Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm và hạn chế như thế nào?
- Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
- Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân theo quy định?
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Tại sao lại quy định chủ DNTN không được làm chủ DNTN khác?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thành viên hợp tác xã chỉ được góp tối đa 20% vốn điều lệ của hợp tác xã là vì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Hợp tác xã năm 2014; một vấn đề không thuộc những vấn đề quan trọng chỉ cần trên 50% biểu quyết tán thành. Mà hợp tác xã là một loại hình nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước; có những ưu đãi mà doanh nghiệp không có được. Vậy nên, cần khống chế số % vốn điều lệ để tránh việc các doanh nghiệp thâu tóm hợp tác xã để hưởng những ưu đãi mà chỉ hợp tác xã mới có.
Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật cần 75% biểu quyết tán thành bởi mặc dù theo quy định của cả Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Hợp tác xã năm 2014; việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không nằm trong những vấn đề cần 75% biểu quyết tán thành. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật là người được ghi tên và thông tin cá nhân trong điều lệ công ty, điều lệ hợp tác xã và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy nên, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ dẫn đến thay đổi cả điều lệ và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy nên, việc này sẽ cần 75% biểu quyết tán thành.