Tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong việc tiếp cận các nguồn vốn và hưởng chính sách ưu đãi từ Nhà nước. Vậy khi tạm ngưng kinh doanh, doanh nghiệp có được xuất hóa đơn không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn; hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn; doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển nhượng.
Có nên tạm ngừng kinh doanh không?
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp.
Khi cảm thấy doanh nghiệp có khả năng hoạt động trở lại sớm hơn thời gian tạm ngừng kinh doanh; thì doanh nghiệp chỉ cần đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Trường hợp; sau thời hạn tạm ngưng kinh doanh; nếu doanh nghiệp cảm thấy không có khả năng tiếp tục hoạt động nữa thì có thể lựa chọn hoạt động giải thể. Chính vì vậy nên rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức này để giải quyết khó khăn trước mắt.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?
Hóa đơn là một chứng từ do người bán lập ghi nhận thông tin về việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định. Như vậy doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động mua bán; cung ứng dịch vụ trên thị trường thì sẽ phải xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu của đơn vị mình.
Việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ ngừng tất cả các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ trên thị trường. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cũng không cần phải nộp hồ sơ khai thuế.
Theo đó thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không được thực hiện những công việc mới tính từ thời điểm có thông báo tạm ngừng kinh doanh; điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không được xuất hóa đơn.
Tuy nhiên; đối với những công việc cũ đang thực hiện trước khi có thông báo tạm ngừng; và khách hàng cần hóa đơn để thanh toán chi phí; doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn cho công việc cũ này nhưng phải được sự đồng ý từ cơ quan thuế.
Hoạt động trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Nếu muốn xuất hóa đơn trở lại thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xin hoạt động trước thời hạn.
Cụ thể, điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định:
- Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
- Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nội năm 2021
- Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hồ Chí Minh năm 2021
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ tiếp tục kinh doanh trước thời hạn cần có những nội dung chính sau:
– Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo
– Văn bản uỷ quyền thực hiện thủ tục
Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
Trong trường hợp không thực hiện thông báo này doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 32. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;