Chết là hết chưa chắc đã đúng so với quy định của pháp luật hiện nay. Các vấn đề về chia thừa kế, trả nợ, … vẫn là vấn đề rất “đau đầu”. Tuy nhiên, một thủ tục trước tiên mà người nhà cần phải làm cho người mất đó là hoàn thiện giấy khai tử. Vậy thủ tục này cần những gì và thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật Hộ tịch 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư 250/2016/TT-BTC
Nội dung tư vấn:
1. Đăng ký khai tử là gì?
Nếu như lúc sinh ra thì cần phải có Giấy khai sinh thì lúc chết đi cần phải có Giấy khai tử. Đây là một trong những giấy tờ khá quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Giấy chứng tử thực chất là loại giấy tờ hộ tịch được cấp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc người thân thích khác nhằm xác nhận một người có quan hệ với họ đã chết. Loại giấy này được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Mục đích việc đăng ký Giấy khai tử là để xác nhận một người đã chết trước hết chấm dứt quyền dân sự và các quyền khác liên quan. Bên cạnh đó, cũng là một căn cứ pháp lý để mở ra nhiều quan hệ pháp luật khác. Cụ thể:
- Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế: Đây là trường hợp người chết có để lại di sản và là căn cứ xác định thời điểm thực hiện thủ tục chia thừa kế.
- Giải quyết chế độ tử tuất: Chế độ tử tuất cho những người tham gia bảo hiểm xã hội
- Xác định tài sản chung vợ chồng: Vấn đề chia tài sản chung sau ly hôn cũng là một vấn đề cần phải làm rõ sau khi vợ/chồng ly hôn.
- Xác nhận tình trạng hôn khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…: Quyền kết hôn vẫn được pháp luật bảo vệ khi mà người đó có vợ/chồng chết.
2. Thủ tục đăng ký khai tử
Việc đăng ký khai tử cho người đã mất được thực hiện thông qua 03 bước sau:
Bước 1 15 ngày kể từ khi một người chết , người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đăng ký khai tử bằng việc gửi các loại hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết – nơi cư trú cuối cùng của người chết. các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai tử;
- Giấy báo tử
- Văn bản ủy quyền khi người đi đăng ký khai tử được ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Bên cạnh việc chuẩn bị, và điền các giấy tờ hồ sơ đó thì người đi đăng ký khai tử còn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh về thẩm quyền giải quyết như:
- Hộ chiếu/chứng minh nhân dân/căn cước công dân về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu đăng ký khai tử:
- UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
- UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
- UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.