Để cá nhân, tổ chức có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện. Giấy phép kinh doanh có thể được thể hiện dưới hình thức là văn bản hay điện tử mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Đây là một giấy tờ quan trọng, ghi nhận sự cho phép của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà dẫn đến giấy đăng ký kinh doanh bị mất, hỏng hay tiêu huỷ… lúc này sẽ cần thực hiện cấp lại giấy đăng ký kinh doanh. Chi tiết về thủ tục đăng ký lại giấy phép kinh doanh như thế nào? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là chứng nhận hợp pháp, ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu; là căn cứ xác thực pháp lý cho doanh nghiệp. Ghi nhận một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thông qua việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp có thể tự do; và hoạt động kinh doanh tốt. Chính vì vậy, việc thực hiện hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh là việc rất quan trọng; và cần thiết mang tính pháp lý bắt buộc, thể hiện sự công nhận của nhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Những lợi ích khi được cấp giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ có những lợi ích nhất định như sau:
- Khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ. Đây là bước cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần làm để thuận tiện cho công việc kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh thường dùng cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện. Bên cạnh đó, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa… để xuất hóa đơn đỏ thì cần có giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh cũng thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định cũng như khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng.
- Giấy phép kinh doanh thể hiện rõ ràng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp, như vậy việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Bên cạnh tạo được sự tin tưởng cho khách hàng từ giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp còn tạo được sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp lớn. Từ đó, mở rộng cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư…
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ nhận được các ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế, hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật…
- Khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, như vậy sẽ có nhiều thời gian trong công cuộc xây dựng và phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.
Trường hợp cần xin cấp lại giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bao gồm:
– Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.
– Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hỏng.
Hồ sơ cấp lại Giấy phép kinh doanh gồm những gì?
Để được cấp lại Giấy phép kinh doanh, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 18 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Thủ tục đăng ký lại giấy phép kinh doanh năm 2023
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ theo quy định nêu trên.
Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đến.
Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh về địa điểm trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Cơ quan cấp Giấy phép cấp lại Giấy phép kinh doanh cho trường hợp thay đổi trụ sở chính đi khác tỉnh, sao gửi 01 bản Giấy phép kinh doanh cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi để cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu.
Bước 3: Hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp lại Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính đi khác tỉnh có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi.
Lưu ý khi làm thủ tục đăng ký lại giấy phép kinh doanh
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ thì người đại diện đến nhận phải mang theo các giấy tờ sau:
– Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
– Bản chính CMND / CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
– Nếu không phải người đại diện theo pháp luật của công ty trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của người đại diện theo pháp luật cho người đến nhận kết quả.
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng mới năm 2022
- Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
- Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục đăng ký lại giấy phép kinh doanh năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước
Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:
Điều kiện về cơ sở vật chất như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật
Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ
Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường GPKD bao gồm các nội dung sau:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
– Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;
– Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
– Thời hạn của giấy phép;
– Các nội dung khác.