Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng theo quy định pháp luật

bởi Luật Sư X
Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng theo quy định pháp luật

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực cần đáp ứng nhiều điều kiện. Trong bài viết dưới đây, Luật sư X xin tư vấn về thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng theo quy định pháp luật.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Tại sao nên lập di chúc tại phòng công chứng?

Di chúc có thể được lập dưới nhiều hình thức

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp lý hoặc để di chúc có hiệu lực thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực.

Công chứng di chúc là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải được công chứng hoặc người lập di chúc tự nguyện yêu cầu công chứng.

 

2. Trình tự thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng

Trình tự và thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng được điều chỉnh bởi cả Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014.

Cụ thể, thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng gồm các bước sau:

Bước 1: Người lập di chúc nộp hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Dự thảo di chúc
  • Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh sách giấy tờ gửi kèm theo
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân)
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định phải có (Ví dụ như văn bản từ chối nhận di sản của người thừa kế khác).

Lưu ý: Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Bước 2:  Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu lập di chúc. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu lập di chúc tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập di chúc.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4:  Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên để công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký.

Lưu ý: Để bảo đảm tính khách quan, xác thực đối với việc công chứng, chứng thực di chúc, theo quy định của pháp luật, công chứng viên không được công chứng nếu họ thuộc một trong các trường hợp sau đây và các điều kiện của công chứng viên, quy định tại Điều 632 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

 

3. Lập di chúc tại cơ quan công chứng nào?

Khi muốn tiến hành lập di chúc tại cơ quan công chứng người lập di chúc có thể đến các cơ quan công chứng sau:

  • Phòng Công chứng: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố thành lập.
  • Văn phòng công chứng: Đây là cơ quan công chứng tư, theo chủ trương “xã hội hóa” hoạt động tư pháp hiện nay.
  • Trong trường hợp người lập di chúc đang ở nước ngoài có thể đến Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tiến hành lập và công chứng di chúc.

Lưu ý: Về thời hạn thì người lập di chúc tại văn phòng công chứng có thể lập di chúc ngay trong ngày tuy nhiên để nhận được bản di chúc công chứng mất thời gian 02 ngày làm việc; đối với di chúc có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn

Trân trọng

 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư thừa kế và di chúc tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm