Drone hay thiết bị bay không người lái là một loại hàng hóa nhạy cảm. Các drone nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì có thể gây nguy hiểm đến an toàn bay, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân. Do đó, pháp luật hiện nay đã có những quy định rất chặt chẽ trong nhập khẩu, mua bán và sử dụng drone.
Ngoài các drone nhằm mục đích quay phim, chụp ảnh (thường gọi là flycam) thì cũng có những drone chuyên phục vụ mục đích nông nghiệp. Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị trên.
https://www.youtube.com/watch?v=LIyiysGupAs&feature=emb_title
1. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu Drone nông nghiệp
Thiết bị bay không người lái (drone) nông nghiệp thường là những thiết bị có thông số kỹ thuật lớn, thủ tục nhập khẩu sẽ lâu và phức tạp hơn so với flycam thông thường. Để nhập khẩu được thiết bị về Việt Nam thì đơn vị nhập khẩu cần có được sự chấp thuận của 02 cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực nhập khẩu drone, flycam là Cục tác chiến – Bộ tổng tham mưu và Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương.
Trong đó, cơ quan có vai trò quyết định chính là Cục tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, đây là cơ quan tiếp nhận đầu tiên đối với hồ sơ xin phép nhập khẩu drone, flycam và cũng là cơ quan tham mưu cho Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương. Cụ thể:
Thủ tục nhập khẩu drone nông nghiệp nói riêng và nhập khẩu drone, flycam nói chung, được quy định cụ thể tại Nghị định số 36/2008/NĐ-CP như sau:
Điều 4. Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh tàu bay không người lái và các loại phương tiện bay siêu nhẹ
1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ chỉ được cấp phép sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
2. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Hiện tại, Bộ Quốc Phòng (mà trực tiếp là Cục tác chiến) vẫn là cơ quan chính xét duyệt hoạt động nhập khẩu drone, flycam, Bộ Công an chưa tham gia vào hoạt động động trên. Do thủ tục trên không phải là một thủ tục hành chính phổ biến nên hồ sơ, thủ tục cũng mang tính đặt biệt hơn với những thủ tục hành chính thông thường. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu drone còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước trong từng thời điểm, nhưng có những điểm chung như sau:
Hồ sơ:
- Công văn xin cấp giấy phép nhập khẩu flycam, drone;
- Ảnh chụp thiết bị
- Thông số kỹ thuật của thiết b
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (có nhóm ngành nghề liên quan);
- Tài liệu thuyết minh về thiết bị, nhà sản xuất
Thời gian thực hiện: Trung bình từ 20 – 30 ngày làm việc khi tự thực hiện do phải sửa đổi hồ sơ chưa phù hợp. Hoặc 3 – 7 ngày làm việc khi thông qua đơn vị tư vấn chuyên nghiệp như LSX.
Các thức thực hiện: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện tời Cục tác chiến
2. Dịch vụ thực hiện thủ tục xin phép nhập khẩu drone của LSX
Như thông tin ở trên, thủ tục nhập khẩu drone, flycam là những thủ tục tương đối đặc biệt. Để có được công văn chấp thuận nhập khẩu drone, flycam một cách nhanh nhất, Quý khách hàng có thể liên hệ LSX để chúng tôi hỗ trợ Quý khách thực hiện thủ tục nhanh gọn nhất và khắc phụ những hồ sơ, tài liệu chưa thể chuẩn bị để thực hiện thủ tục.
Khi có nhu cầu về các dịch vụ liên quan đến flycam, drone, hãy liên hệ Luật sư X theo số máy: 0833.102.102
- Dịch vụ xin giấy phép bay flycam, drone
- Thủ tục xin giấy phép bay flycam, drone
- Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu flycam, drone
Một số thông tin về công ty chúng tôi, quý khách có thể tham khảo:
- Thông tin về chúng tôi (Click để tham khảo)
- Báo chí về chúng tôi (Click để tham khảo)
- Truyền thông về chúng tôi:
- Facebook:https://www.facebook.com/luatsux
- Youtube https://www.youtube.com/luatsux
- Được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh và quảng cáo trên Internet (Click để tham khảo)