Thủ tục thành lập công ty tại huyện Ứng Hòa

bởi Vudinhha

Ứng Hòa là một huyện phía nam của Hà Nội, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú Xuyên. Là một huyên có điều kiện về tài nguyên cũng như các chính sách tích cực để phát triển thì đây được coi là một trong những miếng mồi ngon mà các nhà đầu tư đang nhắm đến. Vậy thành lập công ty huyện Ứng Hòa như thế nào?Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
  • Nghị định số 99/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Tình hình kinh tế tại huyện Ứng Hòa- Hà Nội.

Về kinh tế: Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần đây, huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới, nên năm 2009 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 905,6 tỷ đồng, vượt 2,7% so với kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,2%. Số hộ đói nghèo đã giảm được 1.152 hộ (giảm 2,63% so với năm 2008).

Theo số liệu của UBND huyện Ứng Hòa, năm 2017, toàn huyện có 91 Doanh nghiệp thành lập mới với số đầu tư gần 200 tỷ đồng. Trong năm qua, tổng doanh thu của các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện đạt 3.922 tỷ đồng, chiếm 30,4% tổng giá trị sản xuất. Các Doanh nghiệp đã nộp ngân sách Nhà nước 41,2 tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho hơn 9.000 lao động. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp tích cực phối hợp với Đảng bộ, chính quyền huyện trong việc thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Tính đến hết năm 2017, huyện Ứng Hòa có tổng số 450 Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó gồm 102 Doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp; 68 Doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp; 53 Doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng; 161 Doanh nghiệp lĩnh vực thương mại; 14 Doanh nghiệp lĩnh vực vận tải; 52 Doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ khác.

Đáng chú ý, đến nay Ứng Hòa đã phê duyệt dự án khu thể thao giải trí và dịch vụ tại khu Mỏ Diều, thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu với quy mô 12.000m2, tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Đồng thời, triển khai rà soát quy hoạch khu công nghiệp Bắc thị trấn Vân Đình với quy mô 50ha và 14 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích là 130ha tại 13 xã

Điểm đáng ghi nhận ở Ứng Hòa là các ban ngành, đơn vị đã tích cực đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC), giúp Doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để cộng đồng Doanh nghiệp hiểu rõ và ủng hộ, hợp tác trong các chương trình cải cách, hiện đại hóa giải quyết TTHC, nhất là lợi ích của việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Cùng với đó, huyện đã đầu tư xây dựng cổng thông tin điện tử hỗ trợ cung cấp thông tin miễn phí cho các tổ chức, cá nhân. Trang bị máy quét mã vạch tra cứu kết quả tại bộ phận giải quyết TTHC của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Doanh nghiệp và cá nhân khi đến làm thủ tục. Ngoài ra, huyện thường xuyên tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các Doanh nghiệp trên địa bàn để nắm tình hình sản xuất, kinh doanh, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp.

Có thể nói, huyện Ứng Hòa là huyện rất có tiềm năng để phát triển kinh tế, và rất thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vào.

2. Thủ tục thành lập công ty tại Huyện Ứng Hòa.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp

a.  Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp:

Một trong những vướng mắc của các nhà khởi nghiệp chính là thành lập công ty, doanh nghiêp của mình theo loại hình nào. Loại hình doanh nghiệp rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty.

Có 4 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, bạn nên xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

b. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).

Lưu ý: Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên, cổ đông của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.

c. Lựa chọn đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm

Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc) được quy định tại Điều 42 của Luật doanh nghiệp 2014. Để xác định tên công ty mình dự kiến đặt có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào vào “dangkykinhdoanh.gov.vn” để kiểm tra.

d. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

e. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).

Bạn cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh có cần điều kiện hay không (điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…)

f. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng sau này như sau:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm;

• Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

g. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.

Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

a. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định);

• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);

• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);

b. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản theo mẫu qui định);

• Dự thảo điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);

• Danh sách thành viên ( 1 bản);

• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân). ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);

• Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, GCNĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác;

c. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

• Dự thảo Điều lệ công ty;

• Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;

• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);

• Đối với cổ đông sáng lập là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;

d. Đối với doanh nghiệp tư nhân: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

•Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: CMND, căn cước công dân...

• Điều lệ công ty.

Lưu ý : cách thức nộp hồ sơ.   

Theo quy định hiện hành thì nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể thông qua một trong hai phương thức là:

  • Nộp hồ sơ trực tiế p tại Bộ phận “một cửa” của  Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty  
  • Nộp hồ sơ online tại website cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Hiện nay, Hà Nội đang trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử nên nếu muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty ở Huyện Ứng Hòa thì phải:

  • Đầu tiên, truy cập vào trang wed https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước hướng dẫn
  • Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày đăng ký khi nhận được sự phản hồi của cơ quan xác nhận hồ sơ hợp lệ . Sau khi hồ sơ online hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày bạn phải in một bản hồ sơ cứng kèm theo giấy thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ để nộp cho bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

(Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.)

  • Sau 30 ngày lể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ mà bạn không nộp thì bộ hồ sơ đăng ký online sẽ bị vô hiệu. Sau khi nộp hồ sơ giấy thì cán bộ sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận ghị ngày hẹn nhận kết quả. 
  • Nếu sau 3 ngày kể từ ngày đăng ký nhận được sự phản hồi của cơ quan chức năng xác nhận hồ sơ không hợp lệ thì phải bổ xung, sủa chữa hồ sơ.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia (https://dangkykinhdoanh.gov.vn.) về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;

Lưu ý: Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thôn tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

• Tên doanh nghiệp;

• Mã số doanh nghiệp.

Bước 5: Các bước thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + mã số thuế + con dấu, nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty, ngay lập tức dồn hết tâm trí vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục sau đó. Dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc bị đóng mã số thuế.

a. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Nội dung bảng hiệu công ty gồm:

• Tên doanh nghiệp;

• Mã số doanh nghiệp;

• Địa chỉ công ty.

b. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Mỗi tài khoản sử dụng đều có một cặp khóa bao gồm: Khóa Công khai và Khóa Bảo mật. Khóa Công khai dùng để thẩm định Chữ ký số, xác thực người dùng của Chữ ký số. Khóa Bảo mật dùng để tạo Chữ ký số.

Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet, nó giải quyết toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Ngân hàng điện tử,…

c. Nộp tờ khai thuế môn bài

• Thời hạn nộp tờ khai:

+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;

+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính như sau: 

TT

Số ngày chậm nộp

Mức phạt

1

1 đến 5 ngày

Phạt cảnh cáo

2

5 đến 10 ngày

400.000 đến 1.000.000 đ

3

10 đến 20 ngày

800.000 đến 2.000.000 đ

4

20 ngày đến 30 ngày

1.200.000 đến 3.000.000 đ

5

30 ngày đến 40 ngày

1.600.000 đến 4.000000 đ

6

40 ngày đến 90 ngay

2.000.000 đến 5.000.000 đ

d. Nộp thuế môn bài cho năm nay

e. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty.

f. Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp;

g. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.

h. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện)

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm