Thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận Tây Hồ

bởi MinhThu

Tây Hồ – với lợi thế là một quận nội thành nhưng chưa quá đông đúc, vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng, phát triển, cùng với các chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương, việc lựa chọn thành lập công ty TNHH tại quận Tây Hồ là một sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua quá trình tiếp xúc và làm việc thấy rằng nhiều người vẫn còn chưa rõ về vấn đề thủ tục thành lập công ty TNHH. Do đó, thông qua bài viết này, Luật sư X xin chia sẻ tới quý vị bài viết về Thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận tây Hồ. 

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2014;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 78/2015)

Nội dung tư vấn

1. Thế nào là công ty TNHH? Các loại hình công ty TNHH 

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là công ty chỉ có một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này, có thể thấy rõ ngay từ tên loại hình. Pháp luật cũng quy định rõ, với loại hình doanh nghiệp này, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Điều 73: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Tuy cũng là do 1 chủ sở hữu thành lập và vận hành, nhưng khác với doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc huy động vốn có phần hạn chế hơn so với công ty cổ phần. Bởi Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đây là một loại hình doanh nghiệp mà các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà thành viên đã góp vào. Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cũng có tư cách pháp nhân như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Theo quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tối đa 50 thành viên và việc huy động vốn cũng hạn chế. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phần.

2. Vì sao nên đầu tư vào quận Tây Hồ? 

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Theo lãnh đạo quận, trong nhiều năm, quận duy trì mức tăng trưởng khá, ví dụ như trong năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,8%; doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch cũng tăng 21,3% so với năm trước. Quận cũng áp dụng nhiều giải pháp hỗ trợ cho DN, số DN ngoài quốc doanh trên địa bàn hiện có 5.126 DN, trong đó thành lập mới 694 DN. Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.

Như vậy, với bối cảnh kinh tế hết sức thuận lợi, cùng với lơi thế là một quận nội thành nhưng chưa quá đông đúc, vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng, phát triển, việc lựa chọn thành lập công ty TNHH tại quận Tây Hồ là một sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.

3. Thủ tục thành lập công ty TNHH tại quận Tây Hồ 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH (mẫu tại Phụ lục I-2 đối với công ty TNHH 1 thành viên và mẫu tại Phụ lục I-3 đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Điều lệ Công ty TNHH

Thông thường, điều lệ công ty sẽ được thiết lập dựa trên những quy định về điều lệ doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2014. Bên cạnh đó, anh/chị cũng có thể kết hợp những ý tưởng về quản trị doanh nghiệp của mình để đề ra những điều lệ cụ thể cho doanh nghiệp mình. Điều lệ công ty là vô cùng quan trọng để chủ doanh nghiệp truyền tải những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp mình tới nhân viên và đối tác. Hiện tại, pháp luật không quy định điều lệ công ty phải được thiết lập trên một mẫu chuẩn nào cả, mà chỉ quy định bản điều lệ hợp pháp phải bao gồm những thông tin cơ bản như có tên; địa chỉ; vốn điều lệ công ty; họ, tên và chữ ký của thành viên; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
  • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với thành viên là pháp nhân.
  • Danh sách thành viên sáng lập công ty.
  • Văn bản ủy quyền: Nếu quý vị không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này

Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp cụ thể, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các bản sao hợp lệ các giấy tờ (có công chứng, chứng thức) sau đây:

– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập công ty TNHH là cá nhân. Ví dụ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu.

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập công ty TNHH là tổ chức;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Lưu ý rằng, hiện nay, thành phố Hà Nội đang quán triệt mọi thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện trên mạng internet. Do vậy, để được đăng ký thành lập công ty cổ phần, quý vị phải thực hiện việc đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, mọi giấy tờ được nêu trong bộ hồ sơ ở trên đều phải được soạn thảo và chuẩn bị dưới dạng file PDF và lưu trữ trong máy tính hoặc thiết bị điện tử.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký online trước, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì mới in các loại giấy tờ trên thành các bản cứng để đem tới nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận.

Do vậy, đối với những chủ doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập công ty TNHH trên địa bàn quận Tây Hồ thì phải truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước hướng dẫn đăng ký kinh doanh online.

Sau khoảng thời gian 3 ngày, anh/chị sẽ nhận được phản hồi thông qua tài khoản đã đăng ký trước đó về việc hồ sơ có được chấp thuận hay không. Nếu trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì anh/chị sẽ phải xem xét và bổ sung theo hướng dẫn.

Nếu trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và được chấp thuận, lúc này anh/chị sẽ phải in thành bản cứng các loại giấy tờ mà trước đó đã điền đầy đủ thông tin và lưu trữ dưới dạng file PDF. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ, anh/chị phải tới Phòng đăng ký kinh doanh để nộp bộ hồ sơ bằng bản cứng. Nếu sau khoảng thời gian 30 ngày mà anh/chị không tới nộp thì coi như bộ hồ sơ đã đăng ký trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn hiệu lực.

Địa chỉ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư thành phố Hà Nội hiện nay có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội.

Bước 3: Nhận kết quả và Thực hiện một số thủ tục bắt buộc

Sau khoảng thời gian 3 ngày từ ngày nộp bản cứng bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, anh/chị sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây có thể coi là thời điểm khai sinh doanh nghiệp, tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp còn phải thực hiện một số công việc sau:

– Trong thời hạn 30 ngày, anh/chị phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng

– Dựa trên mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế),chủ doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế thành phố Hà Nội (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…). Hiện nay Cục thuế thành phố Hà Nội có địa chỉ tại 187A Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Bên cạnh đó, sau khi hoàn thiện thủ tục đăng kí kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo mẫu dẫu để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo phải bao gồm Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của công ty cổ phần và Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả nhất là đối với các chủ đầu tư muốn thành lập công ty TNHH trên địa bàn quận Tây Hồ.

Trân trọng!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm