Tên gọi của công ty thường mang ý nghĩa với quá trình xây dựng và hoạt động của công ty, đồng thời cũng phản ánh những sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Thông thường tên gọi của công ty rất ít khi có sự thay đổi, trừ một số trường hợp khi tên không còn phù hợp hay trong trường hợp đặc biệt cần phải tiến hành thay đổi tên công ty hoặc bất khả kháng theo luật. Vậy quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đổi tên hiện nay ra sao? Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty diễn ra như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về việc đặt tên công ty như thế nào?
Tên công ty là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Thông qua tên công ty còn giúp phân biệt các công ty với nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật.
Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên Doanh nghiệp như sau:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Khi nào nên thay đổi tên công ty?
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương đông….vv.
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Thủ tục đổi tên công ty năm 2023
Bước 1:
Xác định tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 2:
Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp và nộp hồ sơ. Thành phần hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp bao gồm:
- Thông báo thay đổi
- Biên bản họp (đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
- Quyết định thay đổi tên công ty.
- Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
- Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3:
Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới sẽ tiến hành công bố thông tin.
Bước 4:
Khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu:
Sau khi có đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp; công ty sẽ tiến hành khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu.
Kết quả cuối cùng bạn sẽ nhận được:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin
- Con dấu tròn công ty
- Thông báo sử dụng mẫu dấu và giấy biên nhận hồ sơ thông báo mẫu dấu
- Hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng
Chi phí và thời gian giải quyết hồ sơ yêu cầu đổi tên công công ty?
Căn cứ vào Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đối với thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Căn cứ Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
“Điều 33. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi tên công ty.
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023
Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/09/2015 quy định:
Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quy định các thông tin thay đổi đăng ký thuế như: địa chỉ nhận thông báo thuế, đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng… thì doanh nghiệp làm theo mẫu và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư chứ không nộp theo mẫu 08/MST tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây. Quy định này có hiệu lực từ 01/12/2015.
Kể từ ngày 01/12/2015 Chi cục thuế các quận huyện không còn nhận mẫu 08 của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Nộp mẫu PL I-15 (thay thế Mẫu 08/MST) để thông báo tài khoản ngân hàng
– Quy trình đi nộp mẫu PL I-15
+ Mẫu PL I-15: 2 bản
+ Giấy ủy quyền (mẫu của Sở KHĐT, ghi rõ là: Liên hệ phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT để nộp hồ sơ và ký nhận kết quả)
+ 01 CMND photo (cầm theo bản gốc để đối chiếu); 01 bìa nhựa để bỏ giấy tờ vào đó.
+ Sau 5 ngày nhận kết quả
Lưu ý: Do cơ quan thuế và Phòng đăng ký kinh doanh đã liên thông về thông tin công ty, nên các doanh nghiệp chỉ phải nộp ở Phòng đăng ký kinh doanh mà không cần nộp ở cơ quan thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật
- Mẫu biên bản họp thay đổi tên doanh nghiệp chuẩn 2021
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như Tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Do ngân hàng là đơn vị khá khó khăn trong vấn đề hồ sơ, chứng từ pháp lý. Do vậy sau khi thay đổi tên công ty. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng để nộp bổ sung bản sao đăng ký kinh doanh (đã đổi tên); và mẫu dấu mới của doanh nghiệp để ngân hàng cập nhật thông tin.
Hiện nay con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng mà không cần thông báo hoặc đăng ký với bất cứ cơ quan nào.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.