Tiêu chuẩn sức khoẻ nghĩa vụ quân sự và một số điều cần biết

bởi MinhThu
Cận mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất năm 2022?
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ, đồng thời cũng là trách nhiệm của cá nhân đối với tổ quốc. Hằng năm căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu mà việc thực hiện số lượng tuyển chọn công dân lên đường nhập ngũ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế.

Căn cứ:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015

Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Thông tư 148/2018/TT-BQP

Nội dung tư vấn

1. Nghĩa vụ quân sự là quy định quan trọng

Xuất phát từ mục đích thực hiện nghĩa vụ quân sự là để tạo nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ quê hương đất nước nên luật quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ nghiêm ngặt và cụ thể. Theo đó những đối tượng là những người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định là những đối tượng được miễn  (tức là không cần phải đi) đăng ký nghĩa vụ quân sự - Điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Hiện nay việc rà soát và khám sức khoẻ chiến sĩ tham gia nghĩa vụ được thực hiện theo thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Thông tư liên tịch giữa bộ y tê và bộ quốc phòng ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định khám sức khoẻ tham gia nghĩa vụ quân sự.

2. Quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ tham gia nghĩa vụ quân sự 2019.

Việc phân loại sức khỏe phải căn cứ vào 3 bảng tiêu chuẩn sức khỏe gồm:
  • Thể lực (chiều cao, cân nặng)
  • Các bệnh lí liên quan
  • Các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 36/2016/TTLT-BYT-BQP thì việc khám tuyển sẽ quy quy định như sau:

Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Quy định về thể lực

Một số lưu ý: Cũng theo phụ lục 1 này thì các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI, BMI là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng. (Công thức tính BMI = Cân nặng (kg)/Bình phương chiều cao (m)). Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30. -  Đối với học sinh thuộc vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 2 cm về chiều cao và 2 kg cân nặng. Bên cạnh đó phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe khác theo quy định tuyển chọn người vào lực lượng. - Khi khám sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các tiêu chí cụ thể gồm các bệnh sau: Mắt; Răng, hàm, mặt; Tai - mũi - họng; Thần kinh, tâm thần; Tiêu hóa; Hô hấp; Tim, mạch; Cơ, xương, khớp; Thận, tiết niệu, sinh dục; Nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu; Da liễu; Phụ khoa. Theo quy định hướng dẫn tại thông tư liên tịch 16/2016/TTLT_BYT-BQP thì mình tổng hợp một vài trường hợp hay gặp  sẽ không đủ điều kiện tham gia nhập ngũ như sau:

Các bệnh về mắt

- Thị lực mắt đạt từ 1>5/10 (đối với 1 mắt), tổng 2 mắt từ 6/10 > 12/10.

- Cận thị từ 3 độ trở lên.

- Viễn thị từ 3 độ trở lên.

- Mù màu (1 màu hoặc toàn bộ)

- Quáng gà

- Đục thuỷ tinh thể bẩm sin

- Tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể 2 mắt

Về răng hàm mặt

- Có từ 6 răng sâu độ 3 trở lên

- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%

- Viêm nha chu quanh răng từ 12 răng trở lên

- Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng

- Khe hở môi kèm theo khe hở vòm

Các bệnh về tai, mũi, họng

Một bên tai 2 m - tai bên kia điếc

Một bên tai 1 m - tai bên kia 0,5 m - 1m

Một bên tai 1 m - tai bên kia điếc

- Viêm tai giữa (cấp tính, vùng trước, vùng dưới, vùng trung tâm)

- Viêm tai giữa mạn tính có thủng, có chảy mủ thối (Cholesteatome)

- Amidan quá phát đơn thuần, đã ảnh hưởng đến hô hấp, đặc biệt là khi gắng sức và khi ngủ

- Chảy máu cam do các nguyên nhân ảnh hưởng tới thể trạng gây thiếu máu, suy nhược, xanh xao

- Nói lắp có biến dạng thanh quản, rò thanh quản

- Viêm xoang trán, xoang sàng mạn tính

Các bệnh về thần kinh, tâm thần

- Động kinh

- Suy nhược thần kinh nặng, không hồi phục hoàn toàn

- Đái dầm thường xuyên.

- Đau vai gáy từ mức độ vừa trở lên

- Chấn thương sọ não.

- Loạn thần do rối loạn tâm thần

Tâm thần phân liệt (các thể)

 - Loạn thần do rượu

- Nghiện ma tuý

- Loạn thần cảm xúc

- Rối loạn nhân cách

Các bệnh về tiêu hóa

- Ung thư thực quản

- Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng (hẹp môn vị, chảy máu… chưa điều trị khỏi)

- Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng phẫu thuật

- Ung thư dạ dày

- Viêm gan mạn tính thể hoạt động

- Ung thư gan.

Các bệnh về hô hấp

- Gù, vẹo cột sống, biến dạng xương ức và xương lồng ngực ảnh hưởng đến chức năng hô hấp

- Di chứng sẹo lồng ngực do mổ tim, phổi hoặc sau chấn thương ngực cũ, ảnh hưởng dẫn khí phổi

- Hen trung bình và nặng, hen có biến chứng; hen phế quản kèm theo viêm xoang hàm mạn hoặc polip mũi

- Viêm phổi mạn tính

Các bệnh về tim, mạch

- Huyết áp (tình trạng HA khi nghỉ, thường xuyên, tính bằng mmHg) tối đa từ 150 trở lên, tối thiểu ≥ 100

- Tăng huyết áp độ 2 trở lên

Mạch (tình trạng mạch khi nghỉ, thường xuyên đều, tính bằng lần/phút) ≥ 100  hoặc < 50

- Suy tim

- Các bệnh màng ngoài tim

- Các khối u tim

Các bệnh về cơ, xương, khớp

- Mất 2 đốt của ngón tay trỏ của bàn tay phải.

- Mất 2 đốt của 2 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân

- Mất một ngón trở lên

- Dị dạng bẩm sinh.

Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục

Bệnh thận mạn tính: Viêm cầu thận mạn tính có hội chứng thận hư, suy thận mạn tính do các nguyên nhân

- Sỏi thận có biến chứng phải cắt 1 bên thận

- Cụt dương vật

- Thiếu hoặc ẩn cả 2 bên tinh hoàn

- Ái nam, ái nữ

Bệnh da liễu

- Bệnh phong (bệnh cùi) các thể

Giang mai giai đoạn 3

Giang mai chưa điều trị ổn định

- Bệnh Nicolas-Favre

- Nhiễm HIV

- Mày đay mạn tính

Sẩn ngứa cục do côn trùng đốt (ruồi vàng, bọ chó, dĩn...) trên 50 đốt

Bệnh phụ khoa

- Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh

- Dị tật bẩm sinh âm vật

....

Ở trên chỉ là 1 sống bệnh thường gặp trên thực tế và những trường hợp này đều thuộc dạng điểm 5 và 6 theo thang điểm quy định. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp đối với các bệnh lý khác. Các bạn có thể tìm đọc chi tiết tại phụ lục của thông tư Thông tư 148/2018/TT-BQP.  Khi xem phụ lục các bạn sẽ thấy mộ số trường hợp có chử T kèm theo. Đây là các trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”).   Và cũng theo mục lục này thì danh mục các bệnh được miễn đăng ký NVQS bao gồm: Bảng số 3: (Là những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực)
  1. Tâm thần (F20- F29);
  2. Động kinh G40;
  3. Bệnh Parkinson G20;
  4. Mù một mắt H54.4;
  5. Điếc H90;
  6. Di chứng do lao xương ,khớp B90.2;
  7. Di chứng do phong B92;
  8. Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính);
  9. Người nhiễm HIV;
  10.  Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.
Cũng theo quy định tạo thông tư liên tịch này thì thời gian khám sức khỏe sẽ được thực hiện từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Đối với những người có sức khỏe đạt loại 1, 2, 3, 4 thì đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để trúng tuyển nghĩa vụ quân sự
- Loại 1: có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng. - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng. - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng. - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

Đối với những người có sức khỏe đạt loại 5, 6 thì không đảm bảo tiêu chuẩn để đi NVQS

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên. - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

Một vấn đề khác nhiều bạn quan tâm là xăm hình thì có phải đi NVQS hay không ?

Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm được áp dụng theo Thông tư 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thông tư này quy định không gọi nhập ngũ vào Quân đội với những người xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 dưới đùi trở xuống). Hiện nay, Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2018). Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự. Trên đây là một số quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ mới nhất của năm 2019. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn

Tham khảo thêm các bài viết:

Quy trình tham gia nghĩa vụ quân sự 2019

Quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
  3. qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm