Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do Chính phủ phát hành. Phát hành trái phiếu Chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Do đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Vậy để hiểu rõ hơn về trái phiếu chính phủ là gì và quy định trái phiếu chính phủ như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 01/2011/NĐ-CP
Thông tư 58/2021/TT-BTC
Trái phiếu chính phủ là gì?
Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Phát hành trái phiếu chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn (tín dụng nhà nước). Do đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Hình thức ban đầu của trái phiếu chính phủ áp dụng phổ biến là hình thức chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.
Trái phiếu chính phủ gốm các loại sau:
1) Trái phiếu kho bạc: loại trái phiếu chính phủ được phát hành thông qua hệ thống kho bạc nhà nước;
2) Trái phiếu đầu tư: loại trái phiếu chính phủ phát hành theo phương thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, bảo lãnh hoặc đại lí phát hành. Trái phiếu chính phủ được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Người sở hữu trái phiếu chính phủ có các quyền lợi cơ bản: được Chính phủ bảo đảm thanh toán trái phiếu (gốc và lãi) khi đến hạn; được dùng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc cầm cố; cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu chính phủ là gì?
Lợi suất trái phiếu chính phủ là tổng lãi suất được trái chủ trả trong khoản thời gian sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ.
Nói cách khác, lợi tức trái phiếu chính phủ là tỷ lệ lãi suất mà chính phủ một quốc gia có thể vay. Trái phiếu chính phủ được chính phủ bán cho các nhà đầu tư để quyên tiền cho chi tiêu chính phủ, xây dựng các dự án hạ tầng quốc gia.
Đấu thầu trái phiếu chính phủ là gì?
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là đấu thầu) là việc Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu theo phương thức bán buôn với các thành viên trên thị trường sơ cấp thông qua hình thức đấu thầu.
Nguồn vốn trái phiếu chính phủ là gì?
Trái phiếu chính phủ được xem là thị trường then chốt trên thị trường trái phiếu. Đây là nơi giúp Chính phủ huy động nguồn vốn để cải thiện và xây dựng hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó việc phát hành trái phiếu này còn giúp chính phủ bù đắp những thâm hụt trong ngân sách nhà nước. Đặc biệt, thị trường này cũng là nơi chính phủ có thể thực hiện các biện pháp để quản lý lượng tiền và hạn chế tình hình lạm phát xảy ra trên thị trường.
Các kế hoạch phát hành sẽ được Kho bạc Nhà nước công bố hàng năm và Bộ tài chính sẽ là đơn vị đại diện phát hành ra trái phiếu chính phủ. Sau khi đã hoàn tất quyết định, các thủ tục công bố kế hoạch và phát hành trái phiếu sẽ được kho bạc nhà nước thực hiện.
Thông thường, trái phiếu chính phủ được phát hành theo 3 phương thức phổ biến là bảo lãnh, đấu thầu, bán lẻ. Sau khi được phát hành, trái phiếu này sẽ được lưu ký, đăng ký và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau đó phần lớn sẽ phát hành theo hình thức đấu thầu.
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ là gì?
Theo Khoản 18 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về khái niệm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
18. Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.”
Trong đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là
– Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường; hoặc
– Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng các đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ, thiết kế trái phiếu giả định báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
Theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ như sau:
– Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ khi đáo hạn được thực hiện dưới hình thức thanh toán bằng tiền hoặc chuyển giao tài sản cơ sở theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Phương thức thanh toán phải được quy định trước khi niêm yết.
– Mẫu hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
– Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và công bố trên trang thông tin điện tử các nội dung sau:
+ Danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao, nguyên tắc xác định và hệ số chuyển đổi (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở);
+ Danh sách các trái phiếu Chính phủ được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng, nguyên tắc xác định và tỷ trọng từng trái phiếu trong danh sách đó (đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức thanh toán bằng tiền).
– Việc xác định và công bố thông tin về các trái phiếu Chính phủ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định thời điểm cuối cùng để chốt danh sách các trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao hoặc được sử dụng để xác định giá thanh toán cuối cùng. Sau thời điểm đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không được điều chỉnh danh sách các trái phiếu Chính phủ nêu trên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ trong công ty cổ phần?
- Bán chui cổ phiếu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bất lợi khi huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi so với trái phiếu
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Trái phiếu chính phủ là gì? Quy định pháp luật về trái phiếu chính phủ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về nội dung giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty cổ phần, điều kiện thành lập công ty… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/ NĐ-CP; thì trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán có kì hạn từ 01 năm trở lên; do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc; lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu thực chất là một hợp đồng vay để tăng vốn vay của công ty. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.
Cổ phiếu là một giấy xác nhận của bạn về quyền sở hữu cổ phần của một công ty cụ thể.