Tự ý đăng thông tin điều tra vụ án hình sự có phạm tội hay không?

bởi

Mỗi vụ án mà cụ thể là những vụ án hình sự trong quá trình điều tra đều có những thông tin: chủ thể, hành vi thực hiện tội phạm, thủ đoạn hoặc có những vụ án chứa các thông tin bí mật. Vậy nếu tự ý đăng thông tin điều tra vụ án hình sự lên mạng xã hội thì có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

CĂN CỨ:

NỘI DUNG:

1. Điều tra vụ án hình sự là gì?

Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong quá trình điều tra thì sẽ thu thập được những thông tin, chứng cứ liên quan đến vụ án giúp cho vụ án được xác minh đúng sự thật. Và những thông tin đấy có thể bao gồm các thông tin bí mật mà cần phải yêu cầu những người tham gia tố tụng giữ bí mật.

2. Có được tự ý đăng thông tin vụ án ?

Có thể nói pháp luật không quy định rằng không được truyền thông tin hay tiết lộ thông tin bất kỳ vụ án. Tuy nhiên, Luật cũng quy định rất rõ rằng có những thông tin bí mật thì các chủ thể tham gia tố tụng không được phép tiết lộ. Và yêu cầu này được ghi vào biên bản và quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Theo đó có thể thấy rằng:

Trách nhiệm và chế tài. Giữ bí mật về điều tra là trách nhiệm của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng. Trong trường hợp nhận thấy có những thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc bí mật điều tra khác, thì Điều tra viên và Kiểm sát viên phải báo trước cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và người chứng kiến về những bí mật điều tra đó và thông báo trách nhiệm không được tiết lộ bí mật điều tra.

Thời gian, thời điểm việc giữ bí mật điều tra phải được thực hiện trước, trong và sau khi tiến hành các hoạt động điều tra.

Như vậy, những thông tin bí mật mà đã được yêu cầu giữ bí mật điều tra nếu tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Bí mật điều tra bao gồm những vấn đề như sau:

Bí mật Nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bí mật Nhà nước trong lĩnh vực điều tra của Bộ Công an gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự, Bí mật Nhà nước trong lĩnh vực điều tra của ngành Kiểm sát gồm những thông tin về tình hình và kết quả kiểm sát điều tra; hồ sơ, tài liệu các vụ án do ngành kiểm sát xác lập đang trong quá trình kiểm sát điều tra; lệnh bắt giữ, khám xét, quyết định trả tự do, trả vật chứng tạm giữ khi chưa thi hành… Bí mật Nhà nước trong lĩnh vực điều tra của Bộ Quốc phòng gồm thông tin về những hồ sơ vụ án hình sự, xác minh vụ việc trong Quân đội có nội dung liên quan đến bí mật Nhà nước. Chưa hết, bí mật điều tra còn có thể là hững thông tin khác về bí mật công tác và bí mật công tác quân sự…..

Do đó, chúng ta không nên tự ý đăng thông tin điều tra vụ án mà chưa tìm hiểu kỹ, vì như vậy có thể phạm tội.

3. Nếu tiết lộ bí mật điều tra có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định rằng tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó nếu mức độ tính chất của vi phạm nếu tự ý đăng thông tin mà tiết lộ bí mật điều tra thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Điều trong bộ luật hình sự 2015

Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 337 (Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước); Điều 338 (Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước); Điều 361 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác); Điều 362 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác); Điều 404, 405 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự) …

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm