Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục – Đào tạo Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Việc thực hiện thông tư này có những thuận lợi và khó khăn trên thực tế. Và ưu điểm và hạn chế khi thực hiện thông tư 22 là gì? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Ưu điểm và hạn chế khi thực hiện thông tư 22
Khi thực hiện thông tư 22 sẽ có một số ưu điểm sau:
– Thông thường, khi đánh giá xếp loại học sinh bằng đánh giá nhận xét thường sẽ khó có được sự công tâm khi thực hiện công việc. Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có thể phần nào khắc phục được nhược điểm này. Theo đó, để có thể đánh giá bằng hình thức nhận xét, giáo viên phải thông qua sự xem xét một quá trình học tập lâu dài của học sinh, ngoài ra, phải chọn lọc thông tin, thảm khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh học sinh thông qua bảng tự đánh giá của họ. Điều này mang lại sự khách quan hơn trong quá trình giáo viên đánh giá bằng nhận xét.
– Trong quá trình học tập, Thông tư mới quy định về cách đánh giá thường xuyên, quy định rõ về cách đánh giá, phương thức đánh giá, điều này, thúc đẩy học sinh có thể chăm chỉ hơn trong quá trình học tập của mình.
– Thông tư mang tính chất nhân văn hơn rất nhiều khi có các điều luật quy định về các trường hợp học sinh được miễn các học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh; hay những quy định vô cùng nhân đạo về việc hỗ trợ các bạn học sinh khuyết tật, nhằm động viên và hỗ trợ các bạn ý nhiều hơn trong quá trình học tập.
– Thông tư 22 có thêm các quy định mới về quyết định khen thưởng học sinh. Theo đó, các quy định về khen thưởng học sinh tiên tiến đã bi loại bỏ và thay vào đó, chỉ công nhận đối với các học sinh đạt loại giỏi và các học sinh đạt loại xuất sắc. Như vậy, để nhận được sự công nhận từ Nhà trường, đòi hỏi học sinh ngày càng phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình học tập của mình. Điều này cũng góp phần gia tăng động lực cho các học sinh.
– Ngoài ra, Thông tư 22 còn quy định rõ về các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này sẽ tránh được sự chồng chéo trong cách giải quyết và áp dụng pháp luật. Đồng thời, nếu xảy ra vấn đề xung đột thì cũng sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn.
– Như đã nói ở trên, mặc dù Thông tư đã quy định rõ về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá bằng hình thức nhận xét, tuy nhiên, phải khẳng định rằng, việc có các yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá của giáo viên là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, cần phải đưa ra được các phương án dứt điểm hơn để có thể hạn chế đến mức tối đa vấn đề này.
– Việc bỏ đi mức khen thưởng cho học sinh tiên tiến, mặc dù nó góp phần thúc đẩy sự cố gắng trong học tập của các bạn học sinh giỏi, nhưng nó lại làm nguội đi ý chí học tập của các bạn có năng lực học tập trung bình khá. Vì dễ hiểu rằng, các bạn học sinh còn đang trên ghế Nhà trường, và cho dù là cách nào đi nữa, các bạn ấy cũng rất mong muốn nhận được sự công nhận từ các thầy cô giáo.
Khó khăn khi thực hiện thông tư 27
- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 và thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016. Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã bỏ quy định “không cho điểm 0” đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học.
- Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học sẽ được áp dụng theo lộ trình sau:
– Từ năm học 2020 – 2021 với học sinh lớp 1;
– Từ năm học 2021 – 2022 với học sinh lớp 2;
– Từ năm học 2022 – 2023 với học sinh lớp 3;
– Từ năm học 2023 – 2024 với học sinh lớp 4;
– Từ năm học 2024 – 2025 với học sinh lớp 5.
- Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục.
- Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Trong đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học, quy định mới cũng nghiêng về đánh giá bằng lời nói, nhận xét, không cho điểm. Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Đánh giá định kỳ sẽ kết hợp giữa nhận xét và cho điểm.
Ưu điểm của thông tư 27
Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá
Theo đó, trong đánh giá thường xuyên:
– Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.- Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên
– Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
– Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục đăng ký bảo hộ logo, cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; thông báo giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra nhằm nhận được những đánh giá toàn diện nhất. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh. Xác định học sinh có hoàn thành theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông không. Từ đó cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho giáo viên và học sinh. Để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.