Vốn điều lệ hộ kinh doanh là bao nhiêu?

bởi Quỳnh
Vốn điều lệ hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay; được rất nhiều người quan tâm. Vậy vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể hiện nay bao nhiêu là đủ; có cần phải chứng minh khi thành lập không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Vốn điều lệ hộ kinh doanh (VĐL) là bao nhiêu?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh; thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh; người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Theo đó, hộ kinh doanh do một cá nhân; hoặc các thành viên hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.

Theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý:

Đồng thời, Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh; chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:

  • VĐL không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi; trách nhiệm bình đẳng như nhau.
  • VĐL nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh; quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Nếu chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn; chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.

Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. VĐL nên đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp; không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất; có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Hơn nữa, các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm; chứ không có một mức cố định.

Kinh doanh nhỏ nhưng để số vốn lớn có được không?

Hộ kinh doanh nên đăng ký mức vốn theo nhu cầu và khả năng của mình. Việc kinh doanh nhỏ nhưng lại đăng ký số vốn lớn thực chất không vi phạm quy định của pháp luật. Thậm chí, đăng ký vốn điều lệ lớn không có ý nghĩa quá nhiều đối với hộ kinh doanh. Bởi lẽ, việc tính thuế của hộ kinh doanh sẽ dựa trên doanh thu hàng năm chứ không phải căn cứ vào số vốn điều lệ.

Mặt khác, việc đăng ký số vốn quá lớn có thể dẫn đến một số hệ quả xấu cụ thể: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra; nhưng hộ kinh doanh không góp đủ số vốn thực tế như thế thì có thể bị xử phạt hành chính.

Như vậy, hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ; doanh thu không cao thì không nên đăng ký số vốn điều lệ quá lớn. VĐL tuy chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; nhưng cần đăng ký số vốn hợp lý với quy mô kinh doanh; khả năng tài chính của chủ hộ.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Nếu như bạn muốn lập nghiệp nhưng vốn còn ít và kinh doanh những ngành nghề như bán cafe, quần áo,…; thì nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Và sau đó khi bạn đã có đầy đủ vốn và muốn mở rộng hơn thì hoàn toàn có thể chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Như vậy có thể hiểu, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

Có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?

Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh chứ không liên quan đến người đại diện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm