Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp; khi một cá nhân muốn mở rộng mô hình kinh doanh bằng cách kết hợp với những cá nhân khác; các cá nhân sẽ phải cùng nhau góp vốn để tạo dựng mô hình công ty mong muốn. Có thể kể đến một số loại hình công ty như; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh và công ty cổ phần. Phần vốn góp mà các cá nhân cùng nhau đóng góp để thành lập công ty gọi là vốn điều lệ.
Hiện nay có nhiều người chưa hiểu đầy đủ về vốn điều lệ là gì ? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới dây.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
- Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017
Vốn điều lệ là gì?
Một trong những điều kiện khi đăng ký thành lập công ty đó là phải có vốn điều lệ. Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần chuẩn bị khi thành lập mới công ty. Đây là loại vốn do thành viên cổ đông của công ty thực hiện góp hoặc cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp khi thành lập trong một thời gian nhất định.
Vốn điều lệ còn có vai trò là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp; hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền; lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.
Vốn điều lệ là gì luật doanh nghiệp 2020?
Vốn điều lệ được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vậy vốn điều lệ có thể gồm những tài sản gì?
Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, doanh nghiệp. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là:
- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi; vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ; Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm; quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp; đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?
Có thể nhiều người biết tới vốn điều lệ là gì; và có thể góp vốn điều lệ bằng những tài sản như thế nào. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa biết tới khái niệm giá trị thực của vốn điều lệ.
Giá trị thực của vốn điều lệ được quy định tại Thông tư 36/2014/TT_NHNN; Thông tư quy định về giá trị thực của vốn điều lệ mà các tổ chức tín dụng; ngân hàng nước ngoài phải duy trì.
Theo đó, giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng,; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là giá trị còn lại của vốn điều lệ; vốn được cấp được xác định theo nguyên tắc:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính giá trị còn lại của vốn điều lệ, vốn được cấp khi:
- Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật
- Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ ?
Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp; vốn được cấp, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý); các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thưởng; phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành).
Tăng vốn điều lệ là gì?
Tăng vốn điều lệ có thể hiểu là tăng khối tài sản của doanh nghiệp; tăng trách nhiệm pháp lý về phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. Việc tăng vốn điều lệ công ty giúp doanh nghiệp có thêm tiềm lực về vốn kinh doanh; để mở ra nhiều cơ hội trong hoạt động doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp là một trong những điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau:
- Tăng vốn góp của thành viên
- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên; thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác; theo quy định tại Điều 52 của Luật doanh nghiệp 2020.
Một số lợi ích khi tăng vốn điều lệ
- Giúp thiết lập niềm tin của các cổ đông, tăng độ bền vững của doanh nghiệp; thiết lập sự tin tưởng với đối tác, chủ nợ.
- Đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn trong họat động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động; mở rộng thị trường.
- Tăng hạn mức vay vốn ngân hàng khi cần thiết.
- Tăng tính hiệu quả, ổn định và phát triển của doanh nghiệp do có đồng vốn dồi dào; lợi nhuận ròng để đầu tư kinh doanh.
- Có thể hạn chế sự thâu tóm của một số thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp.
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là gì?
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ có vai trò quan trọng trong các tổ chức tín dụng. Theo đó Quỹ dự trữ là số tiền được trích ra từ lợi nhuận trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng; để đề phòng những khoản chi phí có thể phát sinh trong tương lai.
Quỹ dự trữ vốn điều lệ là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của các khách hàng.
Căn cứ theo Điều 139 Luật các tổ chức tín dụng 2017 , Quỹ dự trữ của các tổ chức tín dụng được quy định như sau:
“1. Hàng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ sau đây:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Quỹ dự phòng tài chính;
c) Các quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.“
Như vậy có thể hiểu được mục đích của các quỹ dự trữ là đề phòng những sự kiện, tình huống có thể xảy ra gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, thậm chí là kéo theo sự lung lay của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng.
Chính vì vậy, tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ dự trữ để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn. Việc phân chi lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp được thực hiện khi đã trích lập đầy đủ các quỹ dự phòng theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Từ năm 2022, khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?
- Vốn điều lệ là gì?
- Khai khống vốn điều lệ có được không?
- Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vốn điều lệ là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký kinh doanh,…của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty/các thành viên/cổ đông phải góp đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Thời hạn này không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.