Bán điện thoại xách tay có bị phạt không?

bởi Vudinhha
Bán điện thoại xách tay có bị phạt không?Bán điện thoại xách tay có bị phạt không?

Chúng ta đã không còn quá xa lạ với những chiếc điện thoại được gắn mác “điện thoại xách tay” nữa. Đây từng được xem là một sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng khi mua được những chiếc điện thoại đắt tiền với giá rẻ hơn so với việc mua tại các chuỗi cửa hàng lớn có tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên xét trên phương diện pháp lý, việc kinh doanh điện thoại xách tay nói riêng và hàng xách tay nói chung đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bán điện thoại xách tay có vi phạm pháp luật không?

Đầu tiên cần phải phân biệt sự khác nhau về mặt pháp lý giữa hàng xách tay và hàng chính hãng. Cùng là những chiếc Iphone được sản xuất và lắp ráp tại các nhà máy của Apple sản xuất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, những chiếc điện thoại Iphone được bán tại chuỗi các cửa hàng lớn như FPT Shop, Thegioididong,….. là những những sản phẩm, hàng hóa được phép nhập khẩu và đã được kê khai hải quan, có đầy đủ các giấy tờ thông quan. Qua quá trình đó, những nhà phân phối những chiếc điện thoại trên phải đóng các khoản thuế, phí theo qui định pháp luật về nhập khẩu hàng hóa. Đây được gọi là những chiếc điện thoại chính hãng từ nhà sản xuất.

Còn đối với những chiếc Iphone xách tay, đó là những chiếc điện thoại được bán trên các thị trường nước ngoài, không phải ở Việt Nam. Điện thoại xách tay được mang về Việt Nam thông qua những người đi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, mỗi người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mang theo một số lượng hàng hóa giới hạn nhất định. Pháp luật quy định sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có số lượng và giá trị nhỏ, kèm theo đó là các vật dụng là tư trang cá nhân. Đối với những hàng hóa vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định thì vẫn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Như vậy, dấu hỏi sẽ được đặt ra là vì sao có số lượng điện thoại xách tay lớn như vậy được bày bán trên thị trường trong khi số lượng được nhập cảnh hợp pháp thì bị hạn chế như vậy.

Xét trên phương diện của các cửa hàng bán các sản phẩm là điện thoại xách tay. Nếu những cửa hàng đó bán những chiếc điện thoại được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua hình thức là hành lý cá nhân của hành khách khi đáp ứng đủ các thủ tục,điều kiện tại Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và có đầy đủ giấy phép của hải quan thì việc kinh doanh của họ là hoàn toàn hợp pháp.

Điều 59. Thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh

1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

2. Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi

Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được kiểm tra qua hệ thống máy soi hàng hóa và các trang thiết bị khác. Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.

4. Trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì thực hiện việc khám người theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.

6. Trong thời hạn tạm gửi hành lý quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu những cửa hàng bán điện thoại xách tay mà không có chứng từ nhập khẩu, không thông qua kê khai hải quan theo quy định của pháp luật thì được coi là hành vi buôn lậu trái pháp luật. Cụ thể Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về buôn bán hàng nhập lậu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ … 7. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Xử phạt hành vi buôn bán điện thoại xách tay nhập lậu

Xử phạt hành chính

Với những cửa hàng có hành vi buôn bán điện thoại xách tay nhập lậu thì căn cứ theo Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có các hình thức xử phạt như sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17, tổ chức cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ của giá trị hàng hóa nhập lậu. Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 200.000 đến 50.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 185/2013 còn quy định mức phạt nặng hơn đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng lậu là người trực tiếp nhập khẩu hàng hóa đó. Số tiền phạt đối với những trường hợp này là gấp đôi so với những mức phạt nêu trên tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013.

Bên cạnh các hình thức sử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc các biển pháp khắc phục hậu quả khác. Cụ thể được quy định tại Khoản 4, 5 Điều 17 Nghị định 185/2013 như sau:

Điều 17. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

….

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối những cá nhân có hành vi tự mình nhập hàng lậu về buôn bán với số lượng lớn và đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu. Theo đó cụ thể tại Điều 189 Bộ Luật hình sự hiện hành quy định như sau: 

Điều 189. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mai có hành vi kinh doanh hàng lậu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 6 Điều 189 Bộ Luật hình sự như sau:

Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

……

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tóm lại, việc kinh doanh hàng xách tay hiện nay ranh giới giữa hợp pháp và vi phạm pháp luật là rất mong manh. Do đó, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc về những rủi ro đối với việc mua hàng xách tay nếu trường hợp người bán bị cơ quan chức năng xử lý về việc buôn bán hàng lậu. Lúc này những quyền lợi về bảo hành sản phẩm mà người bán cam kết sẽ không thể thực hiện.

Hy vọng bài viết Bán điện thoại xách tay có bị phạt không? sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 0833 102 102

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp:

Hàng xách tay là gì?

Hàng xách tay là những mặt hàng công ty hay hàng chính hãng do những cá nhân nào đó mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam qua đường hàng không. Thông thường hàng xách tay có thể đến từ các nguồn như:
– Những người đi du lịch, công tác mua tại các cửa hàng hay siêu thị nước ngoài xách tay về.
– Du học sinh du học tại các nước.
– Tiếp viên hàng không mua tại siêu thị, công ty, các store bên nước ngoài hoặc nhập trực tiếp từ chính hãng với số lượng lớn xách về.

Hàng lậu là gì?

Hàng lậu là Hàng hóa nhập khẩu thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu, Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm