Công chức không được sử dụng facebook tùy tiện!

bởi Luật Sư X
công chức

Mạng xã hội facebook đang phủ sóng khắp nơi chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, sự lan rộng loại hình mạng xã hội này sẽ gia tăng cùng với các quy định pháp luật điều chỉnh. Đối với cán bộ, công chức_những người có quyền hành trong bộ máy nhà nước thì việc kiểm soát hành vi này có phần nghiêm ngặt hơn.Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Cán bộ, công chức không được dùng Facebook tùy tiện

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1847/QĐ-TTg về Đề án văn hóa công vụ, Thủ tướng đã đề ra những chuẩn mực mà một cán bộ, công chức phải có. Trong đó, việc tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều gây ảnh hưởng đến hoạt động công vụ là một trong những yêu cầu tối thiểu.

Điều 1. Phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ với những nội dung sau:

4. Nội dung của văn hóa công vụ

c) Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức

– Cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không có biểu hiện cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.

– Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.

Theo đó, cán bộ công chức không được sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. Trên thực tế, các thông tin trên facebook được lan truyền một  cách trần lan mất kiểm soát và không được đảm bảo bằng tính xác thực về mặt nội dung. Trong khi đó, cán bộ công chức được xem là những người có “tiếng nói”, việc sử dụng facebook lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng hay nói cách khác là sử dụng facebook tùy tiện sẽ là hành vi vi phạm Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức.

2. Công chức được sử dụng facebook để bán hàng online!

Thực tế, không có một quy đình nào cụ thể về việc cho phép công chức bán hàng online. Tuy nhiên, đối chiếu với những quy định hiện hành, pháp luật chỉ nghiêm cấm những hoạt động kinh doanh khác mà không có hoạt động bán hàng online. 

Thứ nhất, Công chức không được thành lập doanh nghiệp

Công chức là những người đang giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước. Việc cấm đối tượng này thành lập doanh nghiệp giúp ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, tham nhũng. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp như sau:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Tuy không được thành lập công ty, nhưng Công chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

…..

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tuy không được thành lập doanh nghiệp, nhưng công chức được quyền góp vốn vào công ty cổ phần mua cổ phần với tư cách là cổ đông, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh để hưởng lợi nhuận mà không tham gia quản lý. Cụ thể tại điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005: 

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Công chức không được bán hàng đa cấp

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định cán bộ, công chức không được tham gia bán hàng đa cấp. Đây là quy định khá hợp lý bởi nếu tham gia bán hàng đa cấp, việc sao nhãng công việc là một phần, lợi dụng chức vụ quyền hạn để lạm quyền cũng có nhiều khả năng xảy ra. 

Điều 28: Điều kiện đối với người tham gia bán hàng đa cấp.

2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:

a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;

b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;

c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;

d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Từ những hoạt động kinh doanh cấm cán bộ đó, có thể thấy, pháp luật không cấm công chức bán hàng kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập. 

Hy vọng bài viết có ich cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm