Công ty đại chúng ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp, công ty huy động vốn đại chúng từ trong và ngoài nước. Với đặc thù có thể phát hành nhiều loại chứng khoán nên công ty đại chúng đã và đang là xu thế trong thị trường kinh tế hiện nay. Tuy nhiên việc thành lập và vận hành không phải là điều đơn giản. Rất nhiều công ty đại chúng đã bị hủy tư cách hoạt động vậy nên cần phải nắm rõ được những quy định về công ty đại chúng. Và trong bài viết sau, LSX sẽ làm rõ vấn đề “Công ty đại chúng bị hủy tư cách trong trường hợp nào?” cho các bạn.
Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến với mọi người.
Căn cứ pháp lý
Công ty đại chúng là gì?
Khoản 1 Điều 32 Luật chứng khoán năm 2019 định nghĩa công ty đại chúng như sau:
“Điều 32. Công ty đại chúng
- Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”
Hủy tư cách công ty đại chúng được thực hiện như thế nào?
Theo Luật chứng khoán năm 2019, Điều 38 quy định về Hủy tư cách công ty đại chúng như sau:
Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Công ty đại chúng bị hủy tư cách trong trường hợp nào?
Theo đó, Điều 8 Thông tư 118/2020/TT-BTC quy định hủy tư cách công ty đại chúng khi không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong 04 trường hợp sau:
(1) Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng sau chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, cụ thể:
- Công ty đại chúng thực hiện báo cáo, công bố thông tin về việc tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
- Sau khi công ty đại chúng được cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc khi có quyết định của tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng.
(2) Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp công ty đại chúng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo đó:
- Công ty đại chúng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét việc hủy tư cách công ty đại chúng trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Sau khi hết thời hạn theo quy định trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng.
(3) Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng sau tách, nhận sáp nhập doanh nghiệp.
(4) Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó:
- Công ty đại chúng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;
- Sau khi nhận được báo cáo, công bố thông tin theo quy định trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng.
Hồ sơ để hủy tư cách công ty đại chúng cần những gì?
Trong Điều 39 quy định về Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng, Luật chứng khoán năm 2019 như sau:
Công ty đại chúng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này;
- Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp;
- Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
Trình tự, thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng
Điều 38 Luật chứng khoán 2019 quy định trách nhiệm của công ty khi bị hủy tư cách công ty đại chúng.
– Công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện quy định căn cứ theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Thời hạn xem xét hủy được quy định cụ thể như sau: Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
– Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
*Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng:
Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng theo Điều 39 Luật chứng khoán 2019 bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật Chứng khoán 2019; Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp; Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công ty đại chúng và công ty niêm yết khác nhau thế nào?
- Quy định pháp luật về giấy đăng ký công ty đại chúng
- Công ty đại chúng chưa niêm yết là gì?
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công ty đại chúng bị hủy tư cách trong trường hợp nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, công ty đại chúng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Công bố thông tin theo quy định của Luật này;
b) Tuân thủ quy định về quản trị công ty theo quy định của Luật này;
c) Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 61 của Luật này;
d) Công ty đại chúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán;
đ) Công ty đại chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.
Căn cứ Điều 33 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng như sau:
Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bao gồm:
Giấy đăng ký công ty đại chúng;
Điều lệ công ty;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác;
Báo cáo tài chính năm gần nhất của công ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán;
Danh sách cổ đông.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản công bố thông tin về công ty đại chúng và quy định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng hình thành sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.