Căn cứ pháp lý:
-
Luật Doanh nghiệp 2014
-
Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn: 1. Tư cách pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một định nghĩa trong luật pháp về một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật kinh tế. Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội… Một tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không được nhân danh mình ký kết các văn kiện pháp lý về kinh tế, chính trị, xã hội (nếu cố tình ký kết thì văn bản đó vẫn sẽ bị coi là vô hiệu lực). 2. Điều kiện trở thành pháp nhân:
Theo Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là pháp nhân khi có đủ các yếu tố sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan: Đầu tiên muốn trở thành pháp nhân thì đó phải là tổ chức không thể là một cá thể. Tổ chức đó phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn được coi là có tư cách pháp nhân thì đầu tiên phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng minh việc thành lập hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Cụ thể Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác phải theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: Theo quy định pháp luật, pháp nhân phải có tài sản của riêng mình và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với nó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tức là pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào tổ chức.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân là chủ thể có tư cách pháp lý độc lập khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trước những hành vi của mình.
3. Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân hay không?
Điều 73 Luật doanh nghiệp quy định về công ty TNHH một thành viên như sau:
Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Từ đó ta thấy, công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì khi đó doanh nghiệp này đã đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố để được coi là một pháp nhân về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, tài sản và tư cách pháp lý.
Tuy nhiên, không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân, luật doanh nghiệp ghi nhận:
- Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần
- Loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân (vì không có tài sản độc lập, tài sản của chủ sở hữu cũng chính là tài sản của doanh nghiệp).
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.