Để tham gia kinh doanh, đăng ký là bước đầu tiên mà thương nhân tham gia thị trường. Do đó, để thành lập công ty thì thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký công ty tại Phòng đăng ký công ty – Sở kế hoạch và đầu tư, nơi đặt trụ sở chính của công ty. Văn phòng Luật sư X đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nhân mỗi năm khởi nghiệp, thành lập công ty/khởi sự kinh doanh. Chúng tôi tự hào là hãng luật cung cấp dịch vụ dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, trọn gói.
Hướng dẫn chọn loại hình Doanh nghiệp phù hợp
- Nếu 1 cá nhân tham gia góp vốn thì bắt buộc thành lập Công ty TNHH một thành viên.
- Nếu 2 cá nhân tham gia góp vốn thì bắt buộc thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Nếu có 3 cá nhân tham gia góp vốn có thể thành lập thì nên chọn công ty TNHH hai thành viên trở lên nhưng bị giới số thành viên là 50 hoặc Công ty Cổ Phần, với công ty cổ phần sẽ không bị giới hạn bởi số thành viên.
Thành lập công ty TNHH một thành viên như thế nào?
Tính chất Công ty TNHH Một thành viên
Căn cứ khoản 1,2,3,4 điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH Một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (phụ lục I-2)
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền: Đối với trường hợp người thành lập Cty không trực tiếp thực hiện hồ sơ
Quy trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1: Đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Tên doanh nghiệp không được trùng tên với công ty khác
- Theo điều 42 luật Doanh nghiệp 2020 trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Doanh nghiệp không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, nhà chung cư khi thuê nhà làm trụ sở.
Bước 2: Chuẩn bị CMND, CCCD, hộ chiếu (bản sao y công chứng) của chủ sở hữu.
- Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.
Bước 3: Lựa chọn vốn điều lệ.
- Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ..
Bước 4: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
- Xác định rõ ngành nghề kinh doanh, xác định xem phải là ngành nghề có điều kiện (như yêu cầu vốn pháp định, giấy phép con, và các quy định khác … )
Bước 5: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Giấy ủy quyền (trường hợp đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện hồ sơ)
Bước 6: Tiến hành nộp hồ sơ online qua cổng https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Thời gian trả kết quả 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (không tính thứ 7, chủ nhật)
Bước 7: Sau khi có giấy phép công ty thực hiện khắc dấu công ty.
Bước 8: Thực hiện thủ tục sau thành lập
- Nộp hồ sơ thuế ban đầu;
- Thực hiện đăng kí kê khai thuế qua mạng điện tử;
- Thực hiện mua chữ ký số, cài đặt chữ kí số để khai thuế điện tử;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Thực hiện mua và thông báo phát hành hóa đơn;
- Dán bảng hiệu lên trụ sở chính công ty;
- Đăng kí tài khoản ngân hàng;
- Thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
Thành lập công ty TNHH hai thành viên như thế nào?
Tính chất của Công ty TNHH Hai Thành Viên Trở lên
Căn cứ khoản 1,2,3,4 điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật doanh nghiệp 2020.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông công ty;
- Văn bản ủy quyền đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện hồ sơ.
Quy trình thành lập Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở lên
Bước 1: Đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Tên doanh nghiệp không được trùng tên với công ty khác
- Theo điều 42 luật Doanh nghiệp 2020 trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Doanh nghiệp không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, nhà chung cư khi thuê nhà làm trụ sở.
Bước 2: Chuẩn bị CMND, CCCD, hộ chiếu (bản sao y công chứng) của chủ sở hữu.
- Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.
Bước 3: Lựa chọn vốn điều lệ.
- Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ..
Bước 4: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
- Xác định rõ ngành nghề kinh doanh, xác định xem phải là ngành nghề có điều kiện (như yêu cầu vốn pháp định, giấy phép con, và các quy định khác … )
Bước 5: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên góp vốn
- Giấy ủy quyền (trường hợp đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện hồ sơ)
Bước 6: Tiến hành nộp hồ sơ online qua cổng https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Thời gian trả kết quả 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (không tính thứ 7, chủ nhật)
Bước 7: Sau khi có giấy phép công ty thực hiện khắc dấu công ty.
Bước 8: Thực hiện thủ tục sau thành lập
- Nộp hồ sơ thuế ban đầu;
- Thực hiện đăng kí kê khai thuế qua mạng điện tử;
- Thực hiện mua chữ ký số, cài đặt chữ kí số để khai thuế điện tử;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Thực hiện mua và thông báo phát hành hóa đơn;
- Dán bảng hiệu lên trụ sở chính công ty;
- Đăng kí tài khoản ngân hàng;
- Thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
Thành lập công ty cổ phần như thế nào?
Tính chất của công ty cổ phần:
Căn cứ khoản 1,2,3 điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Hồ sơ thành lập công ty Cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản ủy quyền: Đối với trường hợp người thành lập Cty không trực tiếp thực hiện hồ sơ.
Quy trình thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Tên doanh nghiệp không được trùng tên với công ty khác
- Theo điều 42 luật Doanh nghiệp 2020 trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Doanh nghiệp không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, nhà chung cư khi thuê nhà làm trụ sở.
Bước 2: Chuẩn bị CMND, CCCD, hộ chiếu (bản sao y công chứng) của chủ sở hữu.
- Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.
Bước 3: Lựa chọn vốn điều lệ.
- Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ..
Bước 4: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
- Xác định rõ ngành nghề kinh doanh, xác định xem phải là ngành nghề có điều kiện (như yêu cầu vốn pháp định, giấy phép con, và các quy định khác … )
Bước 5: Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập:
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy ủy quyền (trường hợp đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện hồ sơ)
Bước 6: Tiến hành nộp hồ sơ online qua cổng https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Thời gian trả kết quả 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ (không tính thứ 7, chủ nhật)
Bước 7: Sau khi có giấy phép công ty thực hiện khắc dấu công ty.
Bước 8: Thực hiện thủ tục sau thành lập
- Nộp hồ sơ thuế ban đầu;
- Thực hiện đăng kí kê khai thuế qua mạng điện tử;
- Thực hiện mua chữ ký số, cài đặt chữ kí số để khai thuế điện tử;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Thực hiện mua và thông báo phát hành hóa đơn;
- Dán bảng hiệu lên trụ sở chính công ty;
- Đăng kí tài khoản ngân hàng;
- Thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, trọn gói
Với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự hội nhập quốc tế. Có rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước được thành lập. Nhằm giúp đỡ các thủ tục pháp lý về mảng doanh nghiệp Luật sư X cung cấp một số dịch vụ như:
- Tạm ngưng công ty
- Tạm ngừng kinh doanh
- Giải thể công ty
- Thành lập công ty
- Thay đổi thông tin công ty
- Thành lập hộ kinh doanh
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Thành lập công ty
- Tăng giảm vốn điều lệ
- Thay đổi thành viên
- Thay đổi trụ sở công ty
- Tạm ngừng kinh doanh
- Chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
- Giải thể doanh nghiệp
- Lĩnh vực dầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Chi phí thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
GÓI 1: 790.000 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
GÓI 2: 1.690.000 | – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Con dấu công ty |
GÓI 3: 2.690.000 | – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Con dấu công ty, con dấu chức danh – Điều lệ hoạt động chuẩn quy định |
GÓI 4: 5.290.000 | – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Con dấu công ty, con dấu chức danh – Điều lệ hoạt động chuẩn quy định – Đăng ký tài khoản thuế điện tử – Đăng ký chữ ký số điện tử – Thiết kế, thông báo phát hành hóa đơn VAT – Tặng Voucher dịch vụ lên tới 50% |
Mời bạn xem thêm:
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất nhanh chóng, giá rẻ năm 2022
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh gọn, giá rẻ
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, trọn gói”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đổi tên khai sinh… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 … chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 29 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tại Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP về tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên, cụ thể như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, như sau:
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.