Cá nhân sinh ra là một thực thể của xã hội và là thực thể pháp lý. Sự tồn tại của cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đem lại cho cá nhân các quyền và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định. Thông thường cá nhân sinh ra và khai tử theo một quy luật thông thường. Tuy nhiên có những trường hợp cá nhân mất tích và sự mất tích ấy lại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác. Vậy Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích hiện nay như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tuyên bố mất tích là gì?
Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc tuyên bố một cá nhân là mất tích. Đây là trường hợp cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú lâu hơn thời hạn 06 tháng liên tục. Khi cá nhân biệt tích trong một thời gian dài, rất nhiều các yếu tố pháp lý, các quan hệ pháp luật liên quan có ảnh hưởng. Do đó, điều luật quy định rõ các điều kiện để xác định cá nhân mất tích. Căn cứ vào đó, các hậu quả pháp lý được quy định trong văn bản luật sẽ được áp dụng với cá nhân,
Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Điều kiện để tuyên bố một người mất tích
Theo khoản 1 Điều 68 Bộ Luật dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:
- Người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
- Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó;
+ Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
+ Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Khi đó, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích.
Hậu quả của việc tuyên bố mất tích
Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý áp dụng đối với người bị tuyên bố là mất tích nhưng sau đó đã có tín tức của người này. Các quy định đặt ra đối với trường hợp tuyên bố mất tích là để đảm bảo quyền, lợi ích về tài sản, nhân thân và các quan hệ pháp luật khác của cá nhân mất tích, của chủ thể có liên quan khác khi hoàn toàn không có tin tức xác thực về cá nhân này.
Do đó, khi các thông tin về cá nhân được khôi phục do cá nhân trở về hoặc có tin tức xác thực là cá nhân còn sống thì rõ ràng, việc áp dụng những điều luật, quy định về cá nhân mất tích là không còn phù hợp. Do đó, trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích, căn cứ theo yêu cầu của chính họ hoặc của người có liên quan.
Trong quan hệ tài sản, cá nhân được nhận lại tài sản từ người quản lý và có nghĩa vụ trả các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản. Trong quan hệ hôn nhân, nếu đã có quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án trong thời gian họ mất tích thi quyết định này vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật mà không bị hủy bỏ.
Trình tự, thủ tục tuyên bố mất tích
Bước 1:
Người có quyền và lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu cho Tòa án nhân dân.
Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
- Chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Đơn yêu cầu phải có đầy đủ những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Họ tên; Địa chỉ người làm đơn;
- Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Lý do yêu cầu Tòa án giải quyết các sự việc vừa nêu;
Bên việc gửi đơn, người làm đơn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như:
- Bản sao CMND / CCCD / Hộ chiếu của người nộp hồ sơ và người được yêu cầu tuyên bố mất tích.
- Các căn cứ xác minh người được yêu cầu thỏa mãn điều kiện tuyên bố mất tích.
- Các giấy tờ khác liên quan (nếu có).
- Đơn từ chứng minh việc người làm hồ sơ đã áp dụng đầy đủ biện pháp thông báo tìm kiếm.
Bước 2:
Thông báo tìm kiếm người mất tích
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
- Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.
- Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Bước 3
Ra quyết định tuyên bố người mất tích
- Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;
- Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tài sản của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết xử lý thế nào
- Vợ mất tích, chồng có được ly hôn không ?
Dịch vụ tuyên bố mất tích của Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệ;, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X cung cấp dịch vụ tuyên bố mất tích nhanh chóng; uy tín; chính xác.
Để thuận tiện hơn cho công việc của quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến tuyên bố mất tích;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ; hợp pháp và có giá trị sử dụng;
- Nhận ủy quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ tuyên bố mất tích của Luật sư X?
Sử dụng dịch vụ tuyên bố mất tích của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện đảm bảo chuyên
môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện
- Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn
được đặt lên hàng đầu.
- Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sự X có tính cạnh tranh cao tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có
thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
- Bảo mật thông tin khách hàng. Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bào mặt 100%.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Dịch vụ tuyên bố một người mất tích mới nhất năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ tuyên bố mất tích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất tích khi người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
Cũng theo quy định tại Khoản 01, 02, 03 Điều 68 Luật dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người bị mất tích thuộc về Tòa án nhân dân. Cụ thể:
Điều 68. Tuyên bố mất tích
1. …, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho…
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.