Giá điện nước ở nhà trọ có được thu tùy ý không?

bởi Vudinhha

Ngày nay nhu cầu nhà trọ rất cao, một phần do nguồn lao động từ các tỉnh nhỏ vào thành phố lớn để làm ăn sinh sống, một phần sinh viên vào các thành phố để học tập. Vì nhu cầu lớn về nhà trọ nên các chủ trọ thường tự quyết về giá tiền điện, nước để tăng thu nhập cho họ. Vậy trường hợp các chủ trọ tự ý nâng giá điện nước lên quá cao có bị coi là vi phạm pháp luật? Hay tham khảo bài viết dưới đây cảu Luật xư X

Căn cứ:

  • Nghị định 134/ 2013/ NĐ-CP
  • Thông tư 25/2018/TT-BCT
  • Quyết định 4495/QĐ-BCT

Nội dung tư vấn:

1. Cách tính tiền điện, nước nhà trọ theo quy định mới

a. Cách tính tiền điện 

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 25/2018/TT-BCT với quy định mới về giá bán lẻ điện sinh hoạt cho sinh viên và người lao động thuê nhà. Cụ thể như sau:

  • Nếu hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú

Trường hợp này, chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện, trong đó có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính theo Quyết định 4495/QĐ-BCT của Bộ Công Thương như sau:

+ Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50: 1.549 đồng/kWh

+ Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100: 1.600 đồng/kW

+ Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200: 1.858 đồng/kWh

+ Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300: 2.340 đồng/kWh

+ Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400: 2.615 đồng/kWh

+ Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên: 2.271 đồng/kWh

  • Nếu hợp đồng thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không kê khai đủ số người sử dụng điện

Trường hợp này, giá điện được tính theo theo bậc 3: Từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ, tức 1.858 đồng/kWh.

– Nếu hợp đồng thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà kê khai đủ số người sử dụng điện

Trường hợp này, cứ 04 người được tính là một hộ để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể:

+ 01 người được tính là 1/4 định mức

+ 02 người được tính là 1/2 định mức

+ 03 người được tính là 3/4 định mức

+ 04 người được tính là 1 định mức.

Ví dụ: Một phòng trọ có 04 người, tiêu thụ 200kWh/tháng. Tiền điện được tính như sau: 50kWh đầu (bậc 1) có giá là 1.549 đồng/kWh, tức 77.450 đồng; 50kWh tiếp theo (bậc 2) có giá là 1.600 đồng/kWh, tức 80.000 đồng; 100kWh tiếp theo (bậc 3) có giá là 1.858 đồng/kWh, tức 185.800 đồng.

Tổng tiền điện trong tháng của phòng trọ này là: 77.450 đồng + 80.000 đồng + 185.800 đồng = 323.250 đồng (chưa gồm thuế VAT).

b. Cách tính tiền nước

Khác với tiền điện, tiền nước được áp dụng theo quy định riêng của từng địa phương. Cụ thể như:

  • Tại Hà Nội:

Theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND, người thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên thì cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng nước, được áp dụng mức giá như sau:

+ 10 m3 đầu tiên: 5.973 đồng/m3

+ Từ trên 10 m3 đến 20 m3: 7.052 đồng/m3

+ Từ trên 20 m3 đến 30 m3: 8.669 đồng/m3

+ Trên 30 m3: 15.929 đồng/m3

  • Tại TP. Hồ Chí Minh:

Theo Quyết định 103/2009/QĐ-UBND, người thuê nhà có hợp đồng thuê từ 12 tháng trở lên được áp dụng giá nước sạch sinh hoạt như sau:

+ Đến 4m3/người/tháng: 5.300 đồng/m3

+ Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng: 10.200 đồng/m3

+ Trên 6m3/người/tháng: 11.400 đồng/m3

2. Xử lý chủ trọ khi thu tiền điện, nước sai quy định.

Theo khoản 6, khoản 12 Khoản 6, Khoản 12 Điều 12 Nghị định 134/ 2013/ NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng điện:

“Điều 12. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

 

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.

12. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;

d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.”

Có thể thấy, pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ. Nếu thu tiền cao hơn quy định, chủ nhà sẽ bị phạt nặng (theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP, chủ nhà thu tiền điện giá cao bị phạt đến 10 triệu đồng), bên cạnh đó, toàn bộ số tiền chênh lệch với giá quy định sẽ buộc nộp ngân sách nhà nước. Nếu bạn muốn tố cáo hành vi của người chủ nhà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, chứng cứ chứng minh trên thực tế, người này có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực như thông báo nộp tiền nhà hàng tháng có ghi rõ số điện sử dụng và tổng tiền điện phải trả,…

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm