Khi nhắc đến một loại hàng hóa không phải là sản phẩm chính hãng của nhà sản xuất, có người nói đó là “hàng giả”, nhưng cũng có người nói đó là “hàng nhái”. Vậy “hàng giả là gì”, “hàng nhái là gì”? Hay hai khái niệm này có khác nhau không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để giúp bạn đọc có thể biết được hàng giả và hàng nhái có khác gì nhau không? Trước tiên, chúng ta tôi xin cung cấp thông tin về khái niệm hàng giả và hàng nhái như sau:
Nội dung tư vấn
Hàng giả là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì “hàng giả” gồm:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu), hàng hoá sao chép lậu;
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
- Tem, nhãn, bao bì giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác (Khoản 9 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP).
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam định nghĩa hàng giả theo phương pháp liệt kê. Do vậy, khi một hàng hóa chứa đựng một hoặc nhiều các dấu hiệu nêu trên thì được xác định là hàng giả.
Hàng nhái là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định khái niệm “hàng nhái” là gì? Nó chỉ thường được sử dụng trong cuộc sống đời thường để chỉ một loại hàng hóa đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất, nhà phân phối đưa ra thị trường. Loại hàng hóa này được các cá nhân, tổ chức bắt chước kiểu dáng, bao bì, thành phần, mùi vị,… của các hàng hóa được cho là hàng hóa “gốc”, hàng hóa chính hãng.
Hàng giả và hàng nhái có khác nhau không?
Có thế thấy “hàng nhái” có những đặc điểm để được coi là “hàng giả” hay nói cách khác, “hàng nhái” chính là “hàng giả”.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý chỉ quy định khái niệm “hàng giả”. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.
Trên đây là nội dung tư vấn “hàng giả là gì? Hàng nhái là gì?” của chúng tôi. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn! Liên hệ tư vấn 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì “hàng giả” gồm:
Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định khái niệm “hàng nhái” là gì? Nó chỉ thường được sử dụng trong cuộc sống đời thường để chỉ một loại hàng hóa đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất, nhà phân phối đưa ra thị trường. Loại hàng hóa này được các cá nhân, tổ chức bắt chước kiểu dáng, bao bì, thành phần, mùi vị,… của các hàng hóa được cho là hàng hóa “gốc”, hàng hóa chính hãng.
Có thế thấy “hàng nhái” có những đặc điểm để được coi là “hàng giả” hay nói cách khác, “hàng nhái” chính là “hàng giả”.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý chỉ quy định khái niệm “hàng giả”. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.