Hành vi tung tin giả về cách chữa khỏi Covid-19 bị xử lý ra sao?

bởi VinhAn
Hành vi tung tin giả về cách chữa khỏi Covid-19 bị xử lý ra sao?

Hiện nay tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến ngày càng phức tạp. Cùng với đó, nhu cầu cập nhật những thông tin về dịch bệnh của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng những thông tin không đúng sự thật được đăng tải tràn làn cũng diễn ra thường xuyên trên mạng xã hội. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc một người phụ nữ tung tin giả về Pháp luân công chữa khỏi Covid-19 đang gây xôn xao trong dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc

Ngày 14.8, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, chiều 13.8, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh và Thanh tra Sở TT-TT Ninh Bình đã triệu tập, làm việc với bà N.T.T (56 tuổi, ngụ P.Yên Bình, TP.Tam Điệp, Ninh Bình) về hành vi chia sẻ thông tin bịa đặt trên mạng xã hội.

Tại buổi làm việc, bà T. thừa nhận đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin với tựa đề “Nhờ niệm 9 chữ chân ngôn trong Pháp luân công để chữa khỏi Covid-19”.

Bà T., còn khẳng định thêm trong thông tin đăng tải rằng nếu niệm 9 chữ chân ngôn trong Pháp luân công thì chỉ trong vòng 10 ngày người đang dương tính với Covid 19 sẽ chuyển sang âm tính.

Vậy với hành vi tung tin giả trên, bà T sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Tin giả, tin sai sự thật là gì?

Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác; chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung; được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông.

Một điều tệ hại là những thông tin sai lệch có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Đây là một thực trạng đáng báo động; khiến các nhà chức trách, cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Tung tin giả về cách chữa khỏi Covid 19 bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực… sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, trường hợp đăng tin giả về dịch bệnh covid:

Đối với cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng,

Đối với tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Tung tin giả về cách chữa khỏi Covid 19 lên mạng xã hội có bị đi tù không?

Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa; sử dụng trái phép thông mạng máy tính, viến thông:

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, gây nên gây dư luận xấu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Phạt tiền từ 30 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 07 năm.

Như vậy, tùy theo tính chất từng trường hợp cụ thể; hành vi đăng tin giả về dịch covid 19 lên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là phạt tù: từ 2-7 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả bị xử lý như thế nào?
Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi tung tin giả về cách chữa khỏi Covid-19 bị xử lý ra sao?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đăng tin giả có bị xử phạt gỡ tin và đính chính thông tin không?

Ngoài các chế tài xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối tượng tung tin giả cũng phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng về dịch bệnh covid 19.

Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020. Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Điều luật này cũng xác định đối tượng bị xử phạt bao gồm cả người tung tin và người chia sẻ tin giả. Mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Giả mạo người khác trên Facebook sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi giả mạo trên Facebook để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000. Hoặc nếu hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù lên đến 2 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm