Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh mở phòng trà kèm theo dịch vụ hát cho nhau nghe đang ngày càng phổ biến để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân. Tuy nhiên, đối với các chủ kinh doanh hiện nay nhiều người vẫn chưa biết được “hồ sơ thủ tục mở phòng trà hát cho nhau nghe”.
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “hồ sơ thủ tục mở phòng trà hát cho nhau nghe” là như thế n nhé!
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
1. Hồ sơ, giấy tờ:
Tùy thuộc từng mô hình mà chủ kinh doanh lựa chọn nên hồ sơ cũng khác nhau. Tuy nhiên những giấy tờ cơ bản cần phải có đó là:
- Giấy đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định thành lập
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia kinh doanh hoặc người đại diện và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập – Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy này được cấp sau khi có cơ quan thẩm định cơ sở kinh doanh đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm) – vì đây là mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. Điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký:
Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp các quy định sau:
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
Loại hình “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
3. Trình tự thực hiện
– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh đối với hộ gia đình, tại Sở kế hoạch và đầu tư đối với doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chủ đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: khi thực hiện đăng ký, chủ kinh doanh cần tuân thủ các quy định về vị trí mở phòng trà, diện tích cũng như thời gian hoạt động theo quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Thực hiện đăng ký thuế, phí và lệ phí theo đúng quy định. Như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.