Những phòng khách sạn với những chiếc ga trải giường và hầu như đều là gam màu trắng. Tưởng chừng như đó là cách thức thu hút khách du lịch của Nhà đầu tư, tuy nhiên, việc những chiếc chăn, khắn và ga luôn trông có vẻ sạch sẽ, ngăn nắp vậy lại là việc chủ thể kinh doanh tuân thủ pháp luật. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 45/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Quy định về dịch vụ khách sạn.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch (hay khách sạn và các loại hình tương đương) là một ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, ngoài các trình tự, thủ tục kinh doanh thông thừng, dịch vụ khách sạn cần đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đặt ra trong đó có vấn đề về vệ sinh cơ sở vật chất. Cụ thể Điều 22, Nghị định 45/2019 có quy định:
Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
1. Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
7. Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Theo đó, mỗi phòng khách sạn bắt buộc phải có giường, đêm, chăn, gối, khăn măt, khăn tắm. Và những vật dụng phải phải được vệ sinh sạch sẽ và liên tục thay mới khi có khách đến. Có thể đấy, pháp luật đề cao ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, bởi đây cũng là bộ mặt du lịch của cả nước. Việc nghỉ dưỡng cần phải được đảm bảo chất lượng một cách tối đa không chỉ về tinh thần mà còn về sức khỏe.
Tham khảo bài viết: Cần biết khi đăng ký kinh doanh nhà nghỉ
2. Xử phạt lên đến 3 triệu đồng với hành vi không thay chăn, ga, gối đệm!
Rõ ràng, nếu pháp luật đã quy định về nghĩa vụ thay mới chăn ga, gối đệm mỗi khi có khách mới, nếu chủ kinh doanh dịch vụ du lịch vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính. Hình thức phạt tiền sẽ được áp dụng với vi phạm này. Cụ thể quy định tại điều 11, Nghị định 45/2019:
Điều 11: Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
Tuy nhiên, với những công ty, hộ kinh doanh kinh doanh ngành du lịch, số tiền phạt 3.000.000 có lẽ là một con số nhỏ so với lợi nhuận mà họ thu về. Bởi vậy, nhiều chủ kinh doanh vẫn tiếp tục làm ngơ, lấp lém những hành vi vi phạm đằng sau những chiếc chăn ga không được sạch sẽ, được sử dụng nhiều lần.
Bên cạnh đó, Nghị định này cũng đề cập đến mức phạt đối với một số vi phạm khác, như:
- Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ: Phạt từ 01 – 03 triệu đồng;
- Không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch: Phạt từ 05 – 10 triệu đồng
- Công ty lữ hành để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật: Phạt từ 80 – 90 triệu đồng
- Hướng dẫn viên du lịch có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề: Phạt từ 03 – 05 triệu đồng…
Hãy là một người kinh doanh có tâm và có tầm nhé !
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102