Không được mời dự Đại hội đồng cổ đông thì phải làm gì?

bởi Vudinhha
Không được mời dự Đại hội đồng cổ đông thì phải làm gì?
Quyền biểu quyết là một trong những quyền thể hiện việc một cổ đông có được tham gia quản lý công ty không hay chỉ là cổ đông hưởng cổ tức đơn thuần từ công ty. Vậy phải sở hữu bao nhiêu cổ phần thì cổ đông mới có quyền biểu quyết trong các cuộc họp? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Sở hữu bao nhiêu cổ phần thì có quyền biểu quyết. Đối với công ty cổ phần, thì cổ phần là một phần không thể thiếu. Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Khi được đăng ký thành lập và đưa vào hoạt động, Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Và việc sở hữu nó thì cổ đông đã có quyền biểu quyết các vấn đề của công ty. Cho dù là chỉ sở hữu 1 cổ phần. Cổ đông có quyền được tham dự, bỏ phiếu, phát biểu ý kiến khi công ty có tổ chức đại hội đồng cổ đông. Lúc này, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Cụ thể được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định.Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

Theo nguyên tắc chung, thì mỗi cổ phần được xem là một phiếu biểu quyết. Tuy nhiên, theo quy định thì ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần còn có cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty. Mà trong đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có số phiếu nhiều hơn tùy thuộc vào Điều lệ của công ty, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự Đại hội cổ đông… Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là  cổ đông phổ thông.  Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là  cổ đông ưu đãi. Cụ thể được quy định tại Điều  113 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: 

Điều 113. Các loại cổ phần

1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.           

2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Bởi vậy mà, tùy thuộc vào từng loại cổ phần mà cổ đông đang có thì việc biểu quyết cũng khác nhau.  2. Phải làm gì khi không được mời tham dự Đại hội đồng cổ đông? Thành viên tham dự đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết thực hiện việc thông qua các vấn đề quan trọng của công ty.  Tuy nhiên, trên thực tế, việc sở hữu ít cổ phần của công ty lại thường không được mời đến tham dự cuộc họp này.  Điều này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Với hành vi vi phạm trên của công ty, cổ đông có quyền  khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, yêu cầu Toà án xem xét miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát trong trường hợp cần thiết. Cụ thể, quy định tại Điều 161 Luật doanh nghiệp 2014: 

Điều 161. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

d) Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Bên cạnh đó, cổ đông không được mời dự cuộc họp cũng có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu tòa án, trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết, hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định không đúng theo quy định  căn cứ theo khoản 1 Điều 147 Luật Doanh  nghiệp 2014

Điều 147. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đôngkhông thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;

2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm