Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các giao dịch với khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Dù hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng nhưng mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vẫn là việc cần thiết đối với doanh nghiệp.
Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN, tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là doanh nghiệp mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt doanh nghiệp đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
Mục đích mở tài khoản doanh nghiệp là để:
- Nộp thuế GTGT, thuế TNDN… mà không phải đến ngân hàng hoặc kho bạc;
- Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;
- Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí;
- Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;
- Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.
Trong đó, các tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng.
Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp thành lập đều mở tài khoản ngân hàng, tài khoản ngân hàng có tác dụng đối với doanh nghiệp như sau:
– Là điều kiện để doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử;
– Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng đối với những giao dịch trên 20 triệu;
– Giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động giao dịch, thanh toán khi kinh doanh…
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức khác được mở tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Pháp luật ngân hàng không quy định doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng.
Trước đây, tại Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT, trên các biểu mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thông tin về “số tài khoản ngân hàng” vẫn được thể hiện và là một trong những thông tin bắt buộc về thuế và phải kê khai khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đăng ký tài khoản ngân hàng là một trong thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế. Vì vậy khi đăng ký tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp được coi là có sự thay đổi về thông tin đăng ký thuế.
Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp có thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính.
Theo đó, nếu doanh nghiệp không thông báo tài khoản ngân hàng hoặc chậm thông báo thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng sẽ bị xử phạt theo Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021, thông tin về số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đã có một số thay đổi như sau:
– Bỏ thông tin về tài khoản ngân hàng trong các loại biểu mấu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, tất cả các loại biểu mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phần đăng ký thuế không có thông tin về tài khoản ngân hàng.
– Trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tài khoản ngân hàng cũng đã được bãi bỏ.
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản ( 2 bản);
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Bản sao công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ tài khoản và kế toán trưởng
(Chủ tài khoản ngân hàng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp chủ tài khoản là người khác cần thêm Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc chỉ định chủ tài khoản với nội dung ủy quyền cho người được chỉ định là chủ tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng).
- Hiện nay doanh nghiệp không cần nộp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mà Ngân hàng sẽ tự tải thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bởi thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- CÁCH ĐĂNG KÝ SỐ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỰC ĐẸP MÀ MIỄN PHÍ CHO DOANH NGHIỆP QUA MẠNG
- CÔNG TY SỬ DỤNG TÀI KHOẢN CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Muốn rút tiền từ tài khoản công ty, bạn cần sử dụng Séc. Doanh nghiệp có thể đăng ký mua Séc tại ngân hàng đã mở tài khoản doanh nghiệp. Séc rút tiền phải được đóng dấu mộc của công ty và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật, đồng thời có thông tin của người đi rút tiền thì mới được ngân hàng chấp nhận.
Việc chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân được xem là hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP, dẫn đến việc có thể bị xử phạt. Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
Trong trường hợp này có thể tham khảo cách xử lý dưới đây:
– Công ty ra quyết định ủy quyền cho cá nhân thanh toán hoặc quy định tại quy chế;
– Chủ động loại chi phí và thuế GTGT khi lập báo cáo thuế, báo cáo quyết toán cuối năm;
– Trường hợp kịp thời phát hiện thì có thể hợp thức hóa bằng cách liên hệ với đối tác để thanh toán chuyển khoản bằng tài khoản công ty và nhận lại khoản thanh toán lần đầu bằng tài khoản cá nhân.