Quyền tác giả được quy định thế nào?

bởi LeMai

Hiện nay, hành vi xâm phạm bản quyền tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn tới chủ sở hữu. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào để bảo hộ quyền tác giả. Với bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Theo quy định trên, thì quyền tác giả được xác định bằng 3 yếu tố:

  • Chủ thể của quyền tác giả: là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
  • Khách thể của quyền tác giả: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí óc.
  • Nội dung quyền tác giả: tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Các quyền này phát sinh từ tác phẩm văn học; nghệ thuật; khoa học kỹ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Đặc điểm của quyền tác giả

  • Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo; được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật;
  • Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm;
  • Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động;
  • Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

  • Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân;
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể;
  • Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm.

Căn cứ xác lập quyền tác giả

Căn cứ xác lập quyền như sau:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo; và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ; đã công bố hay chưa công bố; đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Căn cứ phát sinh quyền tác giả là khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Nếu tác phẩm đó mới hình thành trong ý tưởng; chưa thể hiện ra bên ngoài bằng bất kỳ hình thức vật chất nào; thì vẫn chưa được bảo hộ.

Chủ thể của quyền tác giả

Chủ thể của quyền tác giả được hiểu là các cá nhân, tổ chức có các quyền nhất định đối với một tác phẩm; bao gồm tác giả của tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tác giả của tác phẩm

Một chủ thể để công nhận là tác giả của một tác phẩm phải đáp ứng được ba yêu cầu sau:

  • Phải là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để sáng tạo ra tác phẩm. Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm. Tất cả các hoạt động chỉ nhằm để hỗ trợ như cung cấp kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu, góp ý kiến không được coi là hoạt động sáng tạo; nên tổ chức, cá nhân có những hoạt động này không được công nhận là tác giả.
  • Người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật; hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố.
  • Chỉ được thừa nhận là tác giả nếu tác phẩm được tạo ra là kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Phân loại tác giả

  • Dựa vào số lượng người lao động sáng tạo để tạo ra tác phẩm:
    • Tác giả đơn nhất: là cá nhân bằng lao động sáng tạo của mình trực tiếp tạo ra toàn bộ tác phẩm.
    • Đồng tác giả: là nhiều cá nhân hợp tác để cùng nhau bằng lao động sáng tạo tạo ra tác phẩm.
  • Dựa vào nguồn gốc của tác phẩm:
    • Tác giả là những người sáng tạo ra tác phẩm gốc: là những người bằng lao động sáng tạo trí tuệ tạo ra tác phẩm với một nội dung, chủ đề, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới.
    • Tác giả tác phẩm phái sinh: là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến gồm: tác giả dịch thuật, tác giả phóng tác, tác giả cải biên, tác giả chuyển thể, tác giả biên soạn, tác giả chú giải, tác giả tuyển chọn.
  • Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra tác phẩm:
    • Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: là người bằng thời gian và chi phí vật chất của mình để lao động sáng tạo; và trực tiếp tạo ra tác phẩm, công trình.
    • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả: là người bằng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm; công trình theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận; dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra từ tác phẩm đó. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì cá nhân, tổ chức sau được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả:

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả;
  • Cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm;
  • Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng;
  • Người được thừa kế quyền tác giả;
  • Người được chuyển giao quyền tác giả;
  • Nhà nước.

Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể:

  • Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
    • Đặt tên cho tác phẩm.
    • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
    • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
    • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
    • Làm tác phẩm phái sinh;
    • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
    • Sao chép tác phẩm;
    • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
    • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
    • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm; kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm; kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời với tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền tác giả và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ có thời hạn.

Các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi sau được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; trừ một số trường hợp.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh; trừ một số trường hợp.
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút; thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Liên hệ Luật sư X

Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu tư vấn; sử dụng dịch vụ cấp nhanh văn bằng bảo hộ; hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được bảo hộ quyền tác giả đối với bài viết trên Facebook không?

Bài viết trên Facebook vẫn có thể bảo hộ quyền tác giả. Chủ sở hữu có thể đăng ký bản quyền tác giả các bài viết, hình ảnh của mình trên Facebook để có thể đảm bảo quyền lợi và tránh bị xâm phạm tới hình ảnh, bài viết của mình.

Người dưới 18 tuổi có đăng ký bảo hộ quyền tác giả được không?

Việc đưng ký bảo hộ quyền tác gì thì sẽ không ảnh hưởng hay phụ thuộc vào độ tuổi. Do đó, người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm di cảo là bao lâu?

Tác phẩm di cảo là tác phẩm mà được công bố sau khi tác giả đã qua đời. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm di cảo là:
– Về quyền nhân thân: được bảo hộ vô thời hạn.
– Về quyền tài sản: được bảo hộ 50 năm từ khi tác phẩm được công bố.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm