Hiện nay, chính sách dân số đã được nới lỏng hơn so với trước. Nhiều trường hợp các gia đình đã tính đến chuyện sinh con thứ ba. Vậy sinh con thứ ba có bị xử phạt hay không? Bài viết dưới đây Luật Sư X xin được chia sẻ cụ thể về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa đăng ký kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Sinh con thứ ba có được hưởng thai sản?
Sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng chế độ thai sản không?
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những trường hợp sau được hưởng thai sản:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy lao động nữ sinh con thứ ba vẫn được hưởng chế độ thai sản như bình thường (gồm mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con và các chế độ thai sản)
Sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật hay không?
Theo quy định hiện nay chỉ bị xử lý kỷ thuộc khi thuộc trong các trường hợp:
- Vi phạm những điều viên chức không được làm trong Luật viên chức;
- Vi phạm nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng làm việc với nhà trường;
- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án;
- Vi phạm khác trong các lĩnh vực phòng chống tham nhũng, lãng phí,…
Như vậy, pháp luật đã bãi bỏ quy định về việc không cho viên chức sinh con thứ ba. Việc bị kỷ luật về hành vi sinh con thứ ba chỉ có thể trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng làm việc.
Tuy nhiên, đối với Đảng viên và công chức, viên chức nhà nước nếu sinh con thứ 3 vẫn có thể bị xử lý theo điều lệ Đảng và nội quy của ngành. Đặc biệt, trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì Đảng viên không bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Đảng viên sinh con thứ ba có bị phạt
- Công chức, viên chức sinh con thứ ba có bị phạt
- Sinh con một bề được nhà nước hỗ trợ từ 10/03/2021 cần điều kiện gì?
- Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm xã hội ?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Sinh con thứ ba có bị xử phạt hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BYT, bạn và con bạn sẽ nhận được những hỗ trợ sau:
– Đối với người mẹ: được tôn vinh, biểu dương và nhận được hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.
– Đối với con: miễn, giảm học phí hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh hỗ trợ sữa học đường các nội dung, hình thức phù hợp khác.
Câu trả lời là không. Thông tin trên là sai sự thật. Chính sách Dân số hiện nay của Việt Nam không có quy định nào về mức thường và quy định nêu trên. Còn sinh con thứ ba cũng được chúng tôi đề cập cụ thể qua bài phân tích trên.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BYT. Phụ nữ ở các vùng có mức sinh cao theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ đang trong độ tuổi sinh đẻ đã có đủ hai con và tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai dài hạn (triệt sản, đặt dụng cụ tử cung, cấy thuốc tránh thai) được khuyến khích, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.