Sử dụng từ “nhất”, “số một” trong quảng cáo phạt đến 50 triệu đồng!

bởi Vudinhha

Luật quảng cáo quy định rất rõ những nguyên tắc chung khi nhà sản xuất, nhà phân phối sử dụng phương tiện truyền thông quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, Không phải thích quảng cáo như thế nào cũng được. Có những sản phẩm, nhằm tăng sự tin đậy của khách hàng mà người quảng cáo tự ý để thêm những cụm từ “số 1 Việt Nam”, hat “tốt nhất’. Theo quy định, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật Quảng cáo 2012

  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Nội dung tư vấn:

1. Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Pháp luật không cấm sử dụng những cụm như tư “nhất’, “số 1” trong quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng khi đúng thông  tin và đúng với những loại hàng hóa, sản phẩm nhất định. Nói như vậy có nghĩa là, chỉ một số trường hợp nhất định, việc sử dụng  “nhất”, “số 1” mới được hợp pháp hóa. 

Như vậy, khi muốn sử dụng cụm từ “nhất”, “số 1” thì đồng nghĩa với việc người quảng cáo phải chứng minh được thương hiệu đó là có thật thông quan những tài liệu hợp pháp để chứng minh theo quy định. 

Cụ thể, căn cứ vào Khoản 11 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 thì các tài liệu cần phải chứng minh thương hiệu bao gồm: 

  • Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường. Nghĩa là việc nhà sản xuất, người quảng cáo phải thực hiện cuộc khảo sát chứng minh sản phẩm của mình tại thời điểm có là “số 1” là nhất. Mẫu khảo sát được thực hiện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

  •  Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự được nhận thông qua các cuộc thi trong khu vực hoặc toàn quốc và được bình chọn và công nhận sản phẩm đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”. 

Như vậy, muốn được sử dụng từ “nhất”, “số một”. Bạn phải trải qua quá trình lấy được niềm tin của người tiêu dùng. 

2. Mức xử phạt có thể lên đến 50 triệu đồng. 

Như đã phân tích ở trên, pháp luật không cấm bạn không được sử dụng từ “nhất” hay “số 1” trong quảng cáo sản phẩm. tuy nhiên, muốn sử dụng thì bạn phải chứng minh được thông qua những tài liệu được quy định trên như bảng khảo sát, giấy chứng nhận, giải thưởng. Hành vi quảng cáo nhưng không có tài liệu hợp pháp chứng minh là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự/hành chính tùy theo mức độ vi phạm. 

Về xử phạt hành chính:

Cụ thể, hình thức và mức xử phạt được quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau: 

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;

Theo đó, hành vi sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm. 

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với hành vi có tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn. Cụ thể, nếu đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc mức độ hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể được quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự 2015: 

Điều 197. Tội quảng cáo gian dối

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Căn cứ vào quy định trên, với tội danh này, hình thức xử phạt có thể áp dụng phạt tiền  từ 10.000.000 đồng đến  50.000.000 đồng. Hoặc Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung cũng có thể được đặt ra với người vi phạm là Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh

Quảng cáo là quyền, nhưng quảng cáo đúng quy định nó là nghĩa vụ. Đừng để mình bị xử phạt chỉ vì vài lời quảng cáo nhé!

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm