Tem phụ là gì

bởi Vudinhha

Tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Nghị định số 43/2017/NĐ – CP quy định về nhãn hàng hóa.

Nội dung tư vấn:

1. Tem phụ là gì? 

Tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông trên thị trường. Tem phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.

Đối chiếu với quy định trên của pháp luật thì lô hàng mà công ty bạn nhập về chưa đầy đủ thông tin do đó công ty bạn hoàn toàn có thể dán nhãn phụ lên sản phẩm.

Trên tem phụ phải chứa đầy đủ các thông tin như sau:

  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Thành phần công thức đầy đủ.
  • Tên nước sản xuất.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích.
  • Số lô sản xuất.
  • Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng.
  • Lưu ý về an toàn khi sử dụng (nếu có).

 Cách thức dán nhãn phụ:

  • Nội dung nhãn;
  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Bên cạnh đó, tùy theo tính chất mỗi loại hàng hóa mà nhãn hàng hóa còn các nội dung quy định bắt buộc khác quy định tại Nghị định số: 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa.

Vị trí dán nhãn:

  • Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
  • Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì: Các nội dung: tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
  • Kích thước hàng hóa: tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự quyết định kích thước nhãn hàng
  • Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa: Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
  • Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp sau:
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa.

Trên đây là quy định cụ thể chi tiết về việc sử dụng tem phụ.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm